Nội dung chính
Hiện nay, tiểu đường type 2 ngày càng trở nên phổ biến. Bệnh nhân bị tiểu đường type 2 nếu không có các biện pháp để kiểm soát tốt đường huyết thì sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Vậy: “Dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2 cần lưu ý những gì?”, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:
Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 là gì?
Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh lý mãn tính có biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ở mức cao hơn bình thường.
Tiểu đường được chia thành 3 loại chính: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường type 2 là phổ biến nhất, chiếm tới 90% tổng số các trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin, hoặc có đủ insulin nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả (hay còn gọi là đề kháng insulin), hoặc kết hợp cả hai.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2
- Người thừa cân, béo phì.
- Người cao tuổi.
- Người có người thân trong gia đình bị tiểu đường type 2.
- Người thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, lười vận động thể chất, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ.
- Người bị huyết áp cao, rối loạn lipid máu.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường type 2
Chúng ta có thể nhận biết bệnh tiểu đường type 2 thông qua các triệu chứng lâm sàng thường gặp sau đây:
Triệu chứng thường gặp người tiểu đường type 2
- Khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều: Người bệnh luôn có cảm giác khát, khô miệng nên uống rất nhiều nước, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm.
- Đói nhiều: Bệnh nhân luôn cảm thấy bụng đói cồn cào mặc dù mới ăn xong.
- Gầy nhiều: Cân nặng giảm nhanh bất thường, người gầy rộc đi sau vài tháng mặc dù vẫn ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thị lực giảm: Mắt nhìn mờ, không nhìn xa được, trong tầm nhìn có khoảng tối.
- Da khô sạm: Cơ thể bị mất nước dẫn đến hiện tượng da khô, lâu dần gây nẻ và ngứa da.
Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?
Tiểu đường type 2 nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng cấp tính và mãn tính rất nguy hiểm.
Những biến chứng cấp tính thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2 bao gồm: Hạ đường huyết quá mức, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu. Các biến chứng này nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, gây tử vong nhanh chóng.
Đồng thời, nồng độ đường trong máu tăng cao kéo dài và không ổn định ở người tiểu đường type 2 sẽ dẫn đến nhiều biến chứng mãn tính nguy hiểm bao gồm:
- Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể, glaucoma. Các bệnh lý này nếu không được điều trị đúng cách sẽ khiến thị lực của bệnh nhân ngày càng suy giảm, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Bệnh võng mạc mắt
- Biến chứng thận: Các mạch máu ở cầu thận bị tổn thương và chức năng lọc của thận suy giảm, dần dần dẫn tới suy thận mạn tính. Lúc này, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng phương pháp chạy thận hoặc ghép thận để kéo dài sự sống.
- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2 với các các biểu hiện như: Tê bì chân tay, mất cảm giác, nhịp tim nhanh, tiết nhiều mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương…
Tê bì chân tay – Biến chứng thần kinh thường gặp ở người tiểu đường type 2
- Biến chứng động mạch ngoại vi: Động mạch ngoại vi bị tổn thương gây ra các triệu chứng như: Đau cách hồi, đau khi nghỉ, nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô và có thể phải cắt cụt chi.
- Biến chứng động mạch vành: Bệnh nhân thường có các triệu chứng như: Đau thắt sau xương ức, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở,… Nguy hiểm hơn, tổn thương động mạch vành nặng sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh nhân dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Tai biến mạch máu não: Tiểu đường type 2 không kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não và thường để lại những di chứng nặng nề như liệt nửa người, méo miệng, thậm chí gây tử vong.
Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường type 2 cần sớm có những biện pháp kiểm soát tốt đường huyết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường type 2. Vậy: “Dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2 cần lưu ý những gì?”, câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết:
Dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2 cần lưu ý những gì?
Người tiểu đường type 2 nên phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính sáng-trưa-tối, người bệnh nên ăn thêm các bữa phụ vào giữa các buổi, không nên ăn quá no trong một bữa.
Trong các bữa ăn chính, người bệnh cần phân chia thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Đường, protein, lipid, protein, vitamin, khoáng chất…, đồng thời không làm tăng đường huyết quá nhiều sau bữa ăn và không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn, cụ thể như sau:
- Bữa sáng: 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein, cung cấp khoảng 20% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày.
- Bữa trưa: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein, cung cấp khoảng 25% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày.
- Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein, cung cấp khoảng 25% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày.
Đồng thời, các bữa phụ nên được xen kẽ giữa các bữa chính, mỗi bữa cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày. Người tiểu đường type 2 nên hạn chế các đồ ăn nhẹ có chứa nhiều carbohydrate, nên ăn trái cây hoặc các đồ ăn vặt như đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô,… không nên ăn đồ ăn vặt đóng gói sẵn, nhiều đường như snack, kẹo ngọt,…
Hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt vào các bữa phụ
Việc lựa chọn thực phẩm cho người tiểu đường type 2 cần dựa trên chỉ số đường huyết GI – Thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành: Thấp (<55), Vừa (56-74), Cao (>75).
Người tiểu đường type 2 nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, cụ thể như sau:
- Nhóm bổ sung tinh bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ…
- Nhóm cung cấp chất đạm: Cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
- Nhóm cung cấp chất béo: Các thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
- Nhóm cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất: Rau xanh và trái cây ít ngọt như: Cam, quýt, bưởi, ổi, thanh long,… Người tiểu đường nên ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa,…
Trái cây có chỉ số đường huyết GI thấp tốt cho người tiểu đường
Đồng thời, người tiểu đường type 2 nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như:
- Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng,…
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng.
- Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm,…
- Kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga…
- Các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả…bởi chúng chứa một lượng đường rất cao, không tốt cho sức khỏe người tiểu đường type 2.
Bên cạnh việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, người tiểu đường type 2 cần có một chế độ tập luyện phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết của mình.
Người tiểu đường type 2 nên tập luyện như thế nào?
Người tiểu đường type 2 nên tạo cho mình thói quen tập luyện đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Bệnh nhân nên dành thời gian tập luyện, vận động ít nhất 30 phút/ngày, tối thiểu 3 lần/tuần, tổng thời gian tập cần thiết là ít nhất 150 phút/tuần.
Thói quen này giúp các cơ bắp được vận động, thúc đẩy các bộ phận trong cơ thể tận dụng hết lượng đường và mỡ dư thừa, giúp giảm béo và làm giảm nguy cơ mắc biến chứng xơ vữa động mạch.
Đồng thời, vận động thể lực thường xuyên cũng làm tăng sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, góp phần kiểm soát tốt đường huyết.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, để kiểm soát tốt đường huyết, người tiểu đường type 2 cần tuyệt đối tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Người tiểu đường type 2 cần tuyệt đối tuân thủ điều trị của bác sĩ
Dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, loại thuốc và liều dùng. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt đường huyết, tuyệt đối không tự ý đổi loại thuốc, ngừng sử dụng thuốc, tăng liều hoặc giảm liều đột ngột.
Dùng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc tây thường được các bác sĩ kê cho bệnh nhân tiểu đường type 2 bao gồm: Metformin (ví dụ: Glucophage 500, 850, 1000 mg), Nhóm Sulfamid (ví dụ: Diamicron), nhóm Meglitinide (bao gồm repaglinide và nargetlinide)… Các nhóm thuốc này thường có tác dụng hạ đường huyết nhanh với nhiều cơ chế khác nhau như: Kích thích sản xuất insulin ở tuyến tụy, tăng sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích,…
Tuy nhiên, thuốc tây thường không giúp ổn định đường huyết nên dù bệnh nhân đã sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày thì vẫn có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Đồng thời, tiểu đường là bệnh lý mãn tính nên việc dùng thuốc lâu dài dễ gây ra nhiều tác dụng phụ cho gan, thận, đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, xu hướng của các bệnh nhân tiểu đường type 2 hiện nay là tìm đến và sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên, giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường type 2 một cách an toàn và hiệu quả nhất. BoniDiabet + đến từ Mỹ là một sản phẩm như vậy.
BoniDiabet + – Giải pháp toàn diện cho người tiểu đường type 2
Công thức vượt trội của BoniDiabet +
BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và FDA.
BoniDiabet + nổi bật với công thức được bổ sung các nguyên tố vi lượng như Magie, Kẽm, Selen, Crom giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh. Trong đó:
- Magie: Magie đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành insulin và giúp giảm đề kháng insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường.
- Kẽm, Crom: Kẽm và Crom phối hợp cùng insulin giúp glucose dễ dàng vào trong tế bào, từ đó giúp hạ glucose máu, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
- Selen giúp ngăn ngừa biến chứng trên mạch máu.
Đồng thời, BoniDiabet + còn có sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược giúp hạ đường huyết kinh điển cho bệnh nhân tiểu đường như: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi,…
Ngoài ra, BoniDiabet + còn bổ sung thành phần acid alpha lipoic giúp bảo vệ đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ biến chứng mù mắt, suy thận; vitamin C và acid folic giúp bảo vệ các mao mạch và thành mạch vững chắc, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường type 2.
Đặc biệt, BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ này giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniDiabet + có kích thước siêu nano, đồng thời loại bỏ nguồn ô nhiễm, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhanh và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Nhờ có công thức toàn diện và phương pháp bào chế hiện đại, BoniDiabet + vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, vừa giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Phản hồi của các bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã và đang là một trong những sản phẩm được đông đảo bệnh nhân tiểu đường tin tưởng sử dụng. Dưới đây là phản hồi của những bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +:
Chú Phan Huy Đức (61 tuổi). Địa chỉ: Khóm 3, phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Chú Phan Huy Đức (61 tuổi)
“Chú bị bệnh tiểu đường type 2 đã 15 năm rồi, đường huyết của chú lúc đó khá cao khoảng 180 mg/dL nên bác sĩ cho chú dùng đến 3,4 loại thuốc tây khác nhau. Mặc dù chú uống thuốc đều đặn hàng ngày nhưng đường huyết vẫn luôn ở mức cao khoảng 150 mg/dL. Thật may mắn là chú được biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp cùng thuốc tây. Sau 1 tháng sử dụng như vậy, đường huyết của chú ổn định ở mức 100 mg/dL nên bác sĩ đã giảm bớt liều thuốc tây cho chú. Thấy hiệu quả tốt, chú kiên trì dùng thêm BoniDiabet + thì thời gian sau đường huyết của chú về mức 82 mg/dl, chỉ số HbA1c cũng chỉ còn 5.3%. Chú mừng lắm!”
Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi). Địa chỉ: Tổ 1A, khu phố 1, phường Vân Cơ, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Số điện thoại: 0962.239.013.
Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi)
“Chú bị tiểu đường type 2 từ năm 2016, lúc phát hiện đường huyết của chú rất cao khoảng 18.5 mmol/l nên bác sĩ cho chú tiêm insulin và dùng kết hợp thuốc tây hàng ngày. Chú dùng đều đặn như vậy thì đường huyết cũng có hạ nhưng vẫn lên xuống thất thường, thậm chí cơ thể chú còn xuất hiện các biến chứng như tê bì chân tay, mờ mắt. Chú lo lắng lắm!.”
“Tình cờ, chú biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp thêm. Thật kỳ diệu, sau 3 tháng sử dụng, đường huyết của chú đã ổn định trong khoảng 5.8-6.3 mmol/l. Vì thế, bác sĩ đã cho chú dừng tiêm insulin và giảm liều thuốc tây còn 1 viên/ngày. Giờ đây, chú vẫn đang duy trì 2 viên BoniDiabet + mỗi ngày mà đường huyết vẫn luôn ổn định như vậy, các triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt cũng đã giảm rõ rệt rồi. Chú hài lòng lắm!”
Chú Nguyễn Quốc Bình (63 tuổi). Địa chỉ: số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng. Số điện thoại: 0904.377.275.
Chú Nguyễn Quốc Bình (63 tuổi)
“Năm 2015, chú phát hiện mình bị tiểu đường type 2, đường huyết của chú khi đó rất cao khoảng 26-27 mmol/l nên bác sĩ yêu cầu chú nhập viện ngay. Sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện, đường huyết hạ nên bác sĩ cho phép chú về nhà và phải dùng thuốc tây hàng ngày. Tình cờ, chú đọc được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng kết hợp luôn với liều 6 viên/ngày. Sau 2 tháng sử dụng, đường huyết của chú được kiểm soát tốt nên bác sĩ đã giảm gần hết thuốc tây cho chú rồi. Hiện nay, chú vẫn duy trì dùng BoniDiabet + 3 viên mỗi ngày, đường huyết vẫn luôn ổn định ở mức 5-6 mmol/l và chưa thấy xuất hiện biến chứng nào cả. Chú cảm ơn BoniDiabet + rất nhiều!”
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Dinh dưỡng cho người tiểu đường type 2 cần lưu ý những gì?”. Nếu còn thắc mắc nào khác, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường tê bì chân tay và 3 biện pháp phòng ngừa phổ biến
- Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY