Nội dung chính
Đối với mỗi bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát tốt đường huyết giữ một vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là chìa khóa để phòng tránh các biến chứng tiềm ẩn của bệnh, ví dụ biến chứng trên thận, thần kinh, thị lực, đột quỵ và bệnh tim. Tuy nhiên, luôn có một số yếu tố khiến đường huyết của bạn dao động thất thường và khó kiểm soát. Dưới đây, bạn hãy cùng các chuyên gia điểm danh 10 yếu tố khiến đường huyết của bạn thay đổi thất thường và cách khắc phục chúng hiệu quả.
10 nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định.
Mất nước làm tăng đường huyết
Mất nước dẫn đến tăng đường huyết do lượng đường trong máu bạn sẽ trở nên đậm đặc hơn khi thiếu nước. Không chỉ vậy, lượng đường trong máu cao sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn.
Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý uống nhiều nước hoặc các đồ uống không calo khác trong suốt cả ngày để giữ nước và kiểm soát đường huyết ổn định. Mỗi cá nhân sẽ cần bổ sung một lượng nước khác nhau tùy thuộc vào giới tính và tuổi tác. Ngoài ra, những người hoạt động nhiều hoặc cân nặng cao sẽ có nhu cầu bổ sung nước cao hơn. Nếu bạn cảm thấy không thích uống nước trắng đơn giản, bạn hãy thử trang trí cốc nước của mình bằng một vài loại hoa quả như cam quýt, dưa chuột, lá bạc hà tươi,… Bạn nên chú ý không bổ sung nước bằng các loại nước ngọt hoặc các loại nước đóng chai khác có hàm lượng natri và đường bổ sung cao.
Lầm tưởng về chất làm ngọt nhân tạo
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tìm đến những đồ ăn thức uống ăn kiêng để thay thế cho bánh kẹo hoặc nước ngọt có đường thông thường vì họ cho rằng những loại thực phẩm không đường không làm tăng đường huyết của họ. Nhưng thực tế thì các chất làm ngọt nhân tạo không hoàn toàn trung tính và có nguy cơ góp phần làm suy giảm cân bằng nội môi glucose.
Các chuyên gia y tế tại phòng khám Mayo Clinic (phòng khám hàng đầu tại Hoa Kỳ) cho biết: Một số bệnh nhân tiểu đường luôn nghĩ rằng các thực phẩm không đường tốt cho sức khỏe nên họ ăn quá nhiều hoặc ăn các thực phẩm không đường nhưng lại chứa nhiều carbs, khiến đường huyết của họ bị dao động nhiều. Các chuyên gia lưu ý rằng một số chất làm ngọt không đường (ví dụ rượu đường: mannitol, sorbitol, xylitol,…) vẫn làm tăng đường huyết và gây tiêu chảy, khiến bệnh nhân mất nước.
Khi sử dụng một sản phẩm không đường nào đó, bạn hãy để ý nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm để không tiêu thụ quá nhiều calories và carbs từ các thực phẩm không đường.
Một số loại thuốc làm thay đổi đường huyết
Một số loại thuốc bạn dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe khác ngoài bệnh tiểu đường có khả năng ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. Ví dụ:
- Thuốc kháng viêm steroid ( loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, rối loạn miễn dịch và hen suyễn) gây tăng đường huyết đột ngột.
- Các loại thuốc gây tăng đường huyết: thuốc tránh thai, một số loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, một số liệu pháp hormone.
- Các loại thuốc làm giảm đường huyết: một số loại thuốc kháng sinh.
Vì vậy, khi đi khám chữa bệnh, bạn nên thông báo cho các bác sĩ biết về bệnh tiểu đường của mình trước khi được các bác sĩ kê đơn và tham khảo ý kiến các dược sĩ trước khi muốn dùng các loại thuốc không kê đơn để xem các loại thuốc bạn muốn dùng có ảnh hưởng đến đường huyết không hoặc nó có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng hay không.
“Hiện tượng bình minh” ở bệnh nhân tiểu đường.
Hiện tượng bình minh là hiện tượng đường huyết tăng bất thường sau khi thức dậy buổi sáng.
Hiện tượng bình minh là hiện tượng đường huyết của bệnh nhân tăng bất thường sau khi thức dậy vào buổi sáng, dù cho trước khi đi ngủ đường huyết của bạn đang được kiểm soát ổn định.
Theo các chuyên gia tại phòng khám Mayo Clinic, hiện tượng này xảy ra khi cơ thể chuẩn bị thức dậy bằng cách giải phóng cortisol và các hormon khác trong khoảng thời gian từ 2 đến 8 giờ sáng.
Những loại hormon này làm cho cơ thể bạn ít nhạy cảm hơn với insulin và gây tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường vào buổi sáng. Ngoài ra, nếu bạn dùng quá nhiều insulin hoặc thuốc vào ban đêm và không ăn đủ vào buổi tối, bạn rất có khả năng bị hạ đường huyết sâu vào ban đêm, sau đó cơ thể sẽ chống lại điều này bằng cách tăng sản xuất các hormone kháng insulin khiến đường huyết của bạn tăng đột ngột vào buổi sáng (Hiện tượng Somogyi). Để phòng tránh điều này, bạn nên ăn một bữa ăn nhẹ và nhỏ giàu protein, ít carbs trước khi ngủ sẽ giúp đường huyết của bạn không bị giảm quá sâu vào ban đêm và không tăng quá nhiều sau khi thức dậy.
Nếu đường huyết của bạn dao động quá nhiều và thường xuyên vào mỗi buổi sáng, bạn nên gặp các bác sĩ tiểu đường để xác định vấn đề sức khỏe và có các biện pháp khắc phục phù hợp.
Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng ảnh hưởng đến đường huyết.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), những triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như chuột rút, đầy hơi, thay đổi tâm trạng, thay đổi nội tiết trong giai đoạn tiền kinh nguyệt có nguy cơ khiến đường huyết của họ tăng lên.
Một số bệnh nhân tiểu đường là nữ trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin trước kỳ kinh nguyệt, khiến đường huyết của họ tăng trên mức bình thường và trở lại bình thường ngay sau khi bắt đầu tới kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thấy đường huyết của bạn luôn tăng cao vào tuần trước kỳ kinh nguyệt, bạn nên cắt giảm bớt lượng carbohydrate bạn bổ sung trong thời gian đó và tăng cường tập thể dục.
Nếu bạn đang dùng insulin, bạn hãy nhờ các bác sĩ tư vấn đề điều chỉnh thuốc bù đắp cho những thay đổi nội tiết tố.
Ngủ không đủ giấc làm tăng đường huyết
Mất ngủ không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm trạng và năng lượng mà còn gây tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Một đánh giá được công bố vào năm 2015 đã kết luận rằng việc thiếu ngủ gây cản trở việc kiểm soát glucose trong máu và làm giảm độ nhạy insulin ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.
Ngủ không đủ giấc gây căng thẳng mãn tính với cơ thể, và bất cứ khi nào bạn căng thẳng, đường huyết của bạn sẽ tăng cao hơn. Nhưng thật không may khi những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thường khó ngủ. Để cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, bạn hãy cố tạo thói quen đi ngủ nhất quán (đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày), giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tập thể dục thể thao …. Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm BoniHappy+ hoặc BoniSleep+ để tìm lại giấc ngủ cho mình.
Thời tiết khắc nghiệt khiến bệnh nhân khó kiểm soát đường huyết
Thời tiết nóng khiến đường huyết khó kiểm soát hơn.
Thời tiết quá nóng nực hay rét buốt đều cản trở việc kiểm soát bệnh tiểu đường ở bệnh nhân. Những bệnh nhân tiểu đường khác nhau lại có phản ứng với nhiệt độ khác nhau. Một số người tăng đường huyết vào những ngày nóng bức vì thời tiết khó chịu khiến họ bị căng thẳng và mất nước do quá nóng. Nhưng một số bệnh nhân khác (đặc biệt ở những bệnh nhân đang sử dụng insulin) thì ngược lại.
Đường huyết tăng cao mãn tính làm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể khiến cơ thể mất nước nhanh hơn, mất nước lại khiến đường huyết tăng mạnh. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường hãy cố gắng ở nhà vào những thời điểm nóng nhất trong ngày và theo dõi đường huyết chặt chẽ khi nhiệt độ môi trường bắt đầu tăng lên.
Du lịch khiến bạn mất thói quen kiểm soát đường huyết
Đi du lịch, đặc biệt là đi du lịch ở những múi giờ khác có khả năng làm gián đoạn lịch uống thuốc của bệnh nhân tiểu đường và khiến các thói quen ăn uống, ngủ nghỉ bất thường, cản trở việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân.
Ngoài ra, khi bạn đi nghỉ ngơi hoặc du lịch, bạn rất dễ ăn nhiều hơn, uống rượu nhiều hơn hoặc hoạt động nhiều hơn – tất cả những điều này khiến đường huyết của bạn không ổn định. Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát đường huyết thường xuyên hơn khi du lịch để nhận biết sớm các dấu hiệu đáng lo ngại trước khi chúng trở thành các vấn đề nghiêm trọng.
Bạn cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ cân bằng carbs tốt cho sức khỏe và một chai nước nhỏ tiện mang theo bên mình giúp bạn giữ nước. Bạn hãy cố gắng ăn gì đó sau cứ sau bốn giờ dù không thể ăn vào đúng thời điểm bạn thường ăn. Nếu bạn dùng insulin và đi du lịch khác múi giờ, bạn hãy lập lịch sử dụng thuốc trước chuyến đi để đảm bảo bạn không dùng thiếu bất kỳ liều thuốc nào.
Uống quá nhiều caffein làm tăng đường huyết
Bổ sung quá nhiều cafein ảnh hưởng đến hoạt động của insulin.
Uống quá nhiều caffein làm ảnh hưởng đến hoạt động của insulin ở một số bệnh nhân tiểu đường, khiến đường huyết của họ dao động thấp hoặc cao. Một nghiên cứu trước đây cho thấy bổ sung quá nhiều caffein khiến đường huyết tăng đột biến ở những người đã mắc bệnh tiểu đường.
Để biết đường huyết của bạn có bị ảnh hưởng bởi caffein hay không, bạn hãy theo dõi đường huyết thường xuyên. Nếu đường huyết của bạn thường xuyên dao động và bạn là người uống nhiều đồ uống chứa caffein, bạn nên cân nhắc cắt giảm để xem đường huyết của mình có được cải thiện hay không.
Những sai lầm khi kiểm tra đường huyết khiến kết quả không chính xác
Nếu bạn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà thì việc không rửa tay sạch sẽ trước khi kiểm tra đường huyết thì kết quả kiểm tra rất dễ bị chênh lệch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng xét nghiệm sau khi nấu ăn gây ra kết quả sai cao vì những gì còn sót lại trên da gây nhiễm bẩn mẫu máu.
Máy đo đường huyết ngày nay rất nhạy cảm vì chúng chỉ cần kiểm tra trên một lượng máu rất nhỏ. Bạn hãy cải thiện độ chính xác của xét nghiệm bằng cách rửa sạch tay trước khi kiểm tra và bỏ đi giọt máu đầu tiên.
Trên đây là 10 yếu tố khiến đường huyết của bạn dao động thất thường. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ khiến bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng do đường huyết không ổn định. Để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, mời bạn gọi đến số điện thoại miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ: Cách để bệnh nhân tiểu đường ngủ ngon giấc
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa tiểu đường và tăng huyết áp
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY