Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách sử dụng bút tiêm insulin

Nội dung chính

 

   Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hay bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lâu năm có lẽ bút tiêm insulin không còn xa lạ. Tuy nhiên với những bệnh nhân mới được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêm thì đây có lẽ vẫn là một khái niệm mới đối với họ. Vậy cụ thể bút tiêm insulin là gì? Cách sử dụng bút tiêm insulin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

 

 Cách sử dụng bút tiêm insulin như thế nào?

 

Bút tiêm insulin là gì?

    Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng glucose huyết cao hơn mức bình thường, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể đề kháng với insulin.

   Bút tiêm insulin là một thiết bị có kim tiêm để đưa insulin vào ngay lớp mỡ dưới da. Điều này sẽ cung cấp lượng insulin mà cơ thể đang bị thiếu hụt, giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đây được coi là một phát minh quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và ngày càng có nhiều người sử dụng bởi nó nhỏ gọn, có thể mang theo bên người, dễ sử dụng so với các phương pháp tiêm thông thường.

 

Bút tiêm insulin được chỉ định trong những trường hợp nào?

    Bút tiêm insulin là phương pháp giúp hạ đường huyết nhanh và mạnh nhất hiện nay. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng insulin khi thuộc một trong nhóm đối tượng sau:

– Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.

– Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

– Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi có kèm một số triệu chứng sau: Nhiễm trùng, nhiễm toan ceton, sụt cân nghiêm trọng, suy gan, suy thận…

   Hiện nay, có 4 loại bút tiêm insulin chính là insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng trung bình, insulin tác dụng kéo dài hay insulin hỗn hợp. Tùy từng bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Người bệnh chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua về dùng.

 

Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng bút tiêm insulin

 

Cách sử dụng bút tiêm insulin

   Cách sử dụng bút tiêm insulin rất đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

– Đầu tiên người dùng cần rửa tay sạch sẽ trước khi cầm bút tiêm.

– Bạn lấy bút ra khỏi tủ lạnh trước khi tiêm khoảng 30 phút để insulin trong bút về nhiệt độ phòng.

– Tháo nắp bút và quan sát dung dịch insulin cần được đảm bảo trong suốt, không sử dụng khi có hiện tượng lạ (vẩn đục, có hạt lợn cợn).

– Tiếp theo đó bạn lăn nhẹ bút trong lòng bàn tay 10 lần, dốc ngược bút lên xuống 10 lần để trộn đều insulin trong bút.

– Trước khi gắn kim, bạn nên sát khuẩn khu vực nệm cao su bằng bông tẩm cồn và tháo bỏ miếng dán bảo vệ ở kim tiêm. Kim tiêm được gắn vào bút bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ 3 – 4 vòng. Lưu ý không nên vặn quá chặt vì bạn sẽ phải lấy đầu kim này ra khỏi bút tiêm sau khi sử dụng.

 

Rửa tay sạch sẽ trước khi cầm bút tiêm

 

Bước 2: Đuổi bọt khí

  Trước hết, bạn xoay nút theo chiều kim đồng hồ chọn liều tiêm chọn 2 đơn vị, hướng đầu bút tiêm lên trên, ấn nút về số 0 để đẩy bọt khí ra ngoài. Nếu không thấy insulin trào ra, có thể thử lại. Trong trường hợp kim bị tắc hoặc bút tiêm hỏng thì cần thay một chiếc kim, bút tiêm mới.

Bước 3: Chọn liều insulin

   Bạn xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi trên cửa sổ bút tiêm hiện số đơn vị insulin mà bạn được chỉ định. Nếu không may chọn sai, bạn hãy xoay ngược lại về đúng con số cần tiêm.

Bước 4: Thực hành tiêm insulin

   Trước khi tiêm, bạn dùng cồn làm sạch vùng da cần tiêm, rồi cầm bút tiêm như cách bạn cầm bút bình thường rồi đâm kim vuông góc vào bề mặt da và nhấn nút tiêm từ từ cho đến khi cửa sổ chỉ liều về số “0”.

   Sau đó, bạn chờ khoảng 5-10 giây sau đó mới rút kim ra.

 

Đâm kim vuông góc vào bề mặt da và nhấn nút tiêm từ từ

 

Bước 5: Tháo và hủy kim tiêm

   Bạn lấy nắp ngoài của kim tiêm, lắp lại vào bút. Sau đó bạn xoay cả nắp và kim bên trong theo chiều ngược kim đồng hồ để loại bỏ đầu kim ra khỏi bút, cuối cùng đóng nắp bút và bảo quản cho những lần tiêm kế tiếp.

 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng bút tiêm insulin

Lưu ý trong cách sử dụng bút tiêm insulin

   Khi sử dụng bút tiêm insulin, người bệnh cần lưu ý:

– Kiểm tra hạn sử dụng của bút tiêm insulin trước khi dùng, không sử dụng bút tiêm insulin quá hạn vì nó sẽ làm giảm tác dụng và ảnh hưởng đến đường huyết của bạn.

– Mỗi kim tiêm chỉ sử dụng một lần, không dùng lại lần 2.

– Vị trí tiêm tốt nhất là vùng bụng, mặt ngoài cánh tay, mông và đùi. Bạn nên tiêm insulin xoay vòng, không lặp lại vị trí tiêm trong 15 ngày để tránh bị nổi cục. Ngoài ra, các vùng da thâm tím, sưng đau , vết thương hở, sát rốn hay các vết sẹo người bệnh cũng cần tránh không nên tiêm insulin.

– Khi sử dụng bút tiêm insulin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ điển hình như hạ glucose huyết, dị ứng insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân… Khi gặp các dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.

 

Người bệnh gặp triệu chứng bất thường khi tiêm insulin cần thông báo sớm với bác sĩ

 

Lưu ý trong quá trình bảo quản bút tiêm insulin

   Tác dụng của insulin có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ. Vì vậy, trong quá trình bảo quản bút tiêm insulin, người bệnh cần lưu ý:

– Với bút tiêm mới mua, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2-8 độ C). Bạn nên đặt bút tiêm ở khu vực giữa tủ lạnh, không đặt quá sâu hoặc ở cửa tủ, bởi nhiệt độ ở những vị trí này không ổn định hoặc thường xuyên bị rung lắc, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của insulin.

– Với các bút tiêm đã sử dụng thì bạn nên để ở nhiệt độ phòng ( <30 độ C) và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

   Trên đây là những thông tin về cách sử dụng bút tiêm insulin để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài việc sử dụng bút tiêm, người bệnh cũng cần chú ý về việc sử dụng thuốc tây y, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và bổ sung sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

 

Giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả

   Để kiểm soát tốt đường huyết của mình, ngoài việc sử dụng bút tiêm insulin đúng liều, người bệnh cần:

Sử dụng các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ

  Ngoài insulin, người bệnh tiểu đường có thể được bác sĩ kê cho 1 số loại thuốc tây khác, người bệnh cần dùng tất cả các loại thuốc đúng liều, đúng liệu trình và đúng thời điểm, không được tự ý ngưng hay giảm liều hoặc bỏ bất kỳ loại thuốc nào.

 

Người bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

   Người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt, cung cấp đủ lượng chất đạm và chất béo cho các hoạt động bình thường của cơ thể.

   Đồng thời người bệnh cũng cần lưu ý chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm nguy cơ đường huyết tăng quá mức ngay sau ăn hoặc hạ đột ngột khi xa bữa ăn.

Tập luyện thể dục thường xuyên

    Người bệnh tiểu đường nên luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 15-30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

Bổ sung thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên

   Riêng đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ và ổn định đường huyết. Khi đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn, người bệnh có thể xin ý kiến của bác sĩ giảm dần liều thuốc uống hoặc liều insulin, giảm tác dụng phụ lên sức khỏe của người bệnh.

   Một trong những sản phẩm thảo dược ưu việt đã và đang được hàng vạn người bệnh tiểu đường tin dùng chính là BoniDiabet + đến từ Mỹ.

 

BoniDiabet +– Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

 

BoniDiabet +– Sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

   BoniDiabet + có chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên và các dưỡng chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:

– Giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ có: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.

– Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường với kẽm, crom, selen, magie, vitamin C, acid folic, acid alpha lipoic, quế, lô hội. Trong đó:

+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ổn định.

+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

+ Quế giúp hạ mỡ máu, đường huyết và lô hội giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

 

Các thành phần tạo nên tác dụng toàn diện của BoniDiabet +

 

    Hiệu quả và độ an toàn của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được cách sử dụng bút tiêm insulin và những lưu ý khi sử dụng loại bút này. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà