Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ? Chế ăn uống khoa học cho các bà bầu

Nội dung chính

 

   Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?”- Đây có lẽ là vấn đề mà rất nhiều thai phụ đang đau đầu. Bởi nếu lỡ ăn nhiều, ăn thực phẩm không tốt sẽ khiến đường huyết tăng cao, còn nếu ăn uống kiêng khem quá mức lại không đủ chất dinh dưỡng cho con phát triển khỏe mạnh. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bà bầu bị đái tháo đường xây dựng được thực đơn ăn uống khoa học. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?

 

Mục tiêu trong xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ

   Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với thai phụ đặc biệt là bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu giai đoạn này cần đạt được các mục tiêu sau: 

– Duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn, tránh trường hợp đường huyết tăng nhanh sau khi ăn hoặc giảm đột ngột khi xa bữa ăn.

– Bảo vệ cho tim mạch, kiểm soát huyết áp, không ăn các chất béo có hại cho tim mạch.

– Cung cấp đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

– Ngăn chặn và làm giảm sự xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường.

 

Bà mẹ đái tháo đường thai kỳ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng cho thai kỳ

 

Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?

   Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giúp mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, các bà bầu vẫn phải cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) nhưng cần bổ sung hợp lý. Cụ thể:

Nhóm tinh bột và đường (Carbohydrate)

    Tuy đây là nhóm chất có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng nhưng chúng lại là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bà bầu và nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, các mẹ cần thật lưu ý khi thêm nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày.

   Carbohydrate được chia thành hai loại là đơn giản và phức tạp:

– Carbohydrate đơn giản được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn, khiến đường huyết tăng lên nhanh chóng sau khi ăn. Vì vậy, bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên tránh các loại thực phẩm thuộc nhóm này như cơm trắng, mì gói, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, siro…

– Carbohydrate phức tạp có thời gian tiêu hóa và hấp thu chậm hơn nên sẽ không làm cho đường huyết tăng quá nhanh sau ăn. Do đó, các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc, các loại hạt, khoai lang, bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch,…sẽ là lựa chọn phù hợp cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

 

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên lựa chọn thực phẩm thuộc nhóm carbohydrate phức tạp

 

Nhóm chất đạm (Protein)

    Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, là nguyên liệu để tạo nên cơ bắp, da, các cơ quan, các enzyme, hormone, kháng thể và điều hòa hoạt động của chúng. Phần lớn các loại thực phẩm chứa protein đều không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh đái tháo đường.

   Các bà bầu nên tận dụng lượng protein từ cả hai nguồn là động vật và thực vật, ưu tiên các loại thịt da cầm bỏ da, thịt thăn lợn, cá, các sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu, quả hạch, hạt…, hạn chế các loại thịt đỏ.

 

Các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên bổ sung thực phẩm giàu đạm   

 

Nhóm chất béo (Lipid)

   Chất béo cũng là loại thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên cẩn trọng, đặc biệt là với chị em đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. 

   Chất béo được chia làm 3 loại: Chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Trong đó, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là những chất béo xấu, có hại với sức khỏe.  Chúng làm gia tăng nguy cơ mỡ máu, xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch khác.

   Vì thế, các bà bầu nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa hai loại chất béo này như: Mỡ và da động vật, lòng đỏ trứng, các loại bánh nướng, đồ ăn nhanh…Thay vào đó, các bà bầu nên lựa chọn các loại chất béo bão hòa như dầu ô liu, dầu hướng dương, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, một số loại hạt,…

 

Bà bầu bị đái tháo đường nên lựa chọn các loại dầu thực vật

 

Nhóm vitamin và khoáng chất

   Vitamin và khoáng chất là nhóm rất cần thiết đối với các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Chúng tham gia vào quá trình tạo máu, tạo xương răng, bảo vệ các cơ quan trong cơ thể, sản xuất và điều hòa các loại hormone,…

    Do đó, các bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu nhóm này như rau xanh và hoa quả… Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý rằng nên hạn chế sử dụng các loại hoa quả ngọt như mít, na, nhãn, vải…

 

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả ít ngọt

 

   Khi đã có được lời giải đáp cho câu hỏi “Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?” thì các bà bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lưu ý một vài một vài điều sau đây để bệnh được cải thiện tốt nhất.

 

Những lưu ý trong việc ăn uống của các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ

   Trong chế độ ăn uống hàng ngày, các bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý:

– Chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa để tránh hiện tượng đường huyết tăng cao quá mức khi no và hạ đột ngột khi đói.

– Khi chế biến món ăn, các bà bầu nên ưu tiên lựa chọn món luộc, hấp, hạn chế các món chiên rán.

– Nên ăn hoa quả cả múi để có chất xơ, hạn chế dùng nước hoa quả ép hoặc xay sinh tố.

– Không ăn các loại củ quả sấy vì lượng đường trong những thực phẩm này đều rất cao.

– Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày, tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê…

 

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ không nên ăn các loại hoa quả sấy

 

   Bên cạnh chế độ ăn uống thì các bà bầu bị đái tháo đường cũng cần lưu ý đến việc tập luyện thể dục thể thao. Thai phụ nên lựa chọn các bài tập thể dục hay môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…Các bài tập này vừa góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết vừa giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện nhịp tim.

 

Đái tháo đường thai kỳ có khỏi được không?

   Theo các chuyên gia, đái tháo đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con, khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường huyết thì phụ nữ sẽ có nguy cơ cao tái phát bệnh đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai kế tiếp và có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.

   Đái tháo đường tuýp 2 là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, mắt, thần kinh, thận…

   Do đó, sau khi sinh con khoảng 6 tuần, các mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để có giải pháp điều trị kịp thời.

 

Điều trị đái tháo đường tuýp 2 bằng cách nào?

   Trong kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả, các mẹ vẫn nên áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập như trên, đồng thời kết hợp thêm:

– Sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hay tự bỏ thuốc tây y.

– Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +: Theo các bác sĩ, thuốc tây y có tác dụng giúp hạ đường huyết nhanh chóng nhưng lại không có tác dụng giúp ổn định đường huyết. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường có thể gặp tình trạng đường huyết tăng cao quá mức hay hạ thấp đột ngột. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần sử dụng thêm BoniDiabet +  kết hợp với thuốc tây y để giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm.

 

BoniDiabet + – Chìa khóa vàng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả

 BoniDiabet + là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược tự nhiên, cùng với các vi chất dinh dưỡng cần thiết. BoniDiabet + đem lại nhiều lợi ích với người bệnh đái tháo đường như:

– Giúp hạ đường huyết về mức an toàn hơn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.

– Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường như: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic,  quế, lô hội. Trong đó:

 + Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết.

  + Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

   + Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.

   Với các thành phần này, BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu, giảm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

BoniDiabet +   có tốt không?

   Hiệu quả của BoniDiabet +  đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh đái tháo đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trên người sử dụng.

 

Dùng BoniDiabet + sau bao lâu có hiệu quả?

    Vì sản phẩm BoniDiabet + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên sẽ có tác dụng từ từ. Thời gian đầu bạn nên dùng BoniDiabet với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần:

– Sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ hạ hơn rõ rệt.

– Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng) giảm đáng kể.

   Khi đường huyết hạ và ổn định ở ngưỡng an toàn, người bệnh có thể xin ý kiến của bác sĩ để giảm dần liều thuốc tây y, giảm tác dụng phụ đối với sức khỏe.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp các bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi “Ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?”.Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà