Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

Nội dung chính

 

   Người bệnh tiểu đường luôn được khuyến khích nên ưu tiên các loại rau củ trong khẩu phần ăn của mình nhằm hạn chế bớt lượng đường từ những loại thực phẩm khác đưa vào cơ thể. Nhưng thực tế không phải tất cả các loại rau củ đều tốt với người tiểu đường. Vậy đâu là những loại rau người tiểu đường không nên ăn? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết sau!

 

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

 

Những loại rau người tiểu đường không nên ăn

   Để tìm hiểu về “những loại rau người tiểu đường không nên ăn”, trước tiên bạn cần biết tới 2 chỉ số GI và GL.

   Chỉ số đường huyết GI (glycemic index) phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của các loại thực phẩm. Chỉ số GI gồm 100 điểm, trong đó những thực phẩm có GI từ 55 trở xuống được coi là thấp. GI từ 55-69 được xem là trung bình, từ 70 trở lên được xem là cao. Chỉ số GI của thực phẩm càng cao thì càng không có lợi cho người bệnh tiểu đường.

   Chỉ số đường tải (GL- glycemic load) là sự kết hợp giữa GI và lượng carbohydrate thực tế trong một khẩu phần ăn. GL dưới 10 là thấp, từ 10-19 là trung bình, từ 19 trở lên được coi là cao.

   Chỉ số GL được xem là có nhiều ưu điểm hơn chỉ số GI trong đánh giá lượng đường có trong thức ăn và khả năng làm tăng đường huyết sau ăn. Ví dụ, dưa hấu có GI là 72 nhưng GL là 2 trên 100g khẩu phần. Như vậy, dưa hấu có GI cao nhưng GL thấp và người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn dưa hấu với lượng vừa phải. Do đó, để xem xét những loại thực phẩm nào nên ăn hay không nên ăn, cần dựa đồng thời vào cả 2 chỉ số GI và GL.

   Dưới đây là những loại rau, củ người tiểu đường không nên ăn:

Khoai tây

   Đứng đầu trong danh sách này đó chính là khoai tây. Chỉ số GI trung bình của các loại khoai tây là 77,8. Trong khi đó, chỉ số GL trung bình là 17,8.  Do đó, người bệnh tiểu đường khi sử dụng khoai tây dưới bất kỳ hình thức nào kể cả luộc, chiên, xào đều sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột sau ăn. Đặc biệt nếu người bệnh ăn khoai tây chiên, lượng đường cao cùng với đó là rất nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

 

Người tiểu đường không nên ăn khoai tây dưới bất kỳ hình thức nào

 

Khoai lang

   Chỉ số GI là 54, chỉ số GL là 11.3.

   Khoai lang là loại thực phẩm thuộc nhóm có chỉ số đường huyết GI thấp, nhưng chỉ số đường tải GL thuộc nhóm trung bình. Đặc biệt, chỉ số GI của khoai lang bị ảnh hưởng nhiều bởi phương pháp chế biến. Nướng, chiên khoai lang sẽ khiến chỉ số GI tăng cao hơn là luộc. Do đó, người bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn khoai lang để tránh tăng đường huyết.

   Nếu đã ăn khoai lang thì nên ăn khoai lang luộc và người bệnh sẽ phải giảm bớt lượng đường, tinh bột từ các thực phẩm khác như cơm, bún, hoa quả…

Ngô (bắp)

  Thực tế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng ngô trong khẩu phần ăn của mình nếu coi ngô là nguồn tinh bột thay thế cho gạo, bánh mì. Còn nếu người bệnh vẫn ăn cơm, ăn bún, bánh mì hàng ngày thì họ không nên dùng thêm ngô. Bởi ngô là một loại thực phẩm cung cấp nhiều tinh bột, cộng thêm với lượng tinh bột có trong cơm, bánh mì sẽ khiến đường huyết của người bệnh tăng cao.

 

Những loại rau người tiểu đường nên ăn

   Các loại rau tốt nhất cho bệnh tiểu đường là những loại rau có chỉ số GI, GL thấp, hàm lượng chất xơ cao. Cụ thể, một số loại rau giàu chất xơ, ít đường mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng như:

 

Một số loại rau người tiểu đường nên ăn

 

Cách ăn rau không tốt cho người bệnh tiểu đường

   Ngoài việc tìm hiểu những loại rau người tiểu đường không nên ăn thì cách ăn như thế nào cũng rất quan trọng.  Một số cách ăn không tốt cho người bệnh tiểu đường cụ thể như sau:

  • Ăn cùng nước sốt nhiều calo: bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường phải ăn kiêng chất béo, do đó họ cần tìm kiếm một giải pháp thay thế để tạo cảm giác và hương vị thơm ngon hơn. Họ thường ăn rau kèm với nước sốt đóng chai có chứa nhiều tinh bột và đường. Để bảo vệ sức khỏe cần tránh xa những loại nước sốt này và trộn salad với dầu ô liu hoặc giấm balsamic để tạo cảm giác ngon miệng.
  • Ăn rau xào nấu nhiều với dầu động vật, dầu thực vật, bơ: ăn rau xào với dầu, mỡ thường xuyên sẽ làm tăng lipid máu, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Giải pháp thay thế cho người tiểu đường khi ăn rau xào đó là dầu ô liu nguyên chất, dầu bơ hoặc dầu hạt nho.
  • Rau củ quả đóng hộp có nhiều muối hoặc rau tươi chế biến cho nhiều muối: ăn nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng, tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trên tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Bữa ăn lý tưởng của người bệnh tiểu đường

   Một bữa ăn lý tưởng của người bệnh tiểu đường sẽ là một bữa ăn cân đối giữa các thành phần đạm, đường, mỡ, rau xanh.

 

Tỉ lệ các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho người bệnh tiểu đường

 

– Carbohydrate (chất bột đường hay còn gọi là carbs): Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân mà không có hoặc có ít vitamin. Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cơm hàng ngày, hay các loại gạo lứt, bún… tùy theo nhu cầu năng lượng của mình. Tuy nhiên không nên ăn khoai tây hay bánh mì, bánh gạo, các loại bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt… vì có thể gây tăng đường huyết quá nhiều.

– Đạm (protein): Nhóm sữa, thịt cá, trứng,… giúp cung cấp chất đạm, sắt, vitamin đảm bảo dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể đầy đủ. Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc như thịt ức gà, không nên ăn thịt có nhiều mỡ, không ăn da gà, vịt vì chứa nhiều mỡ. Nên bổ sung ăn các loại đạm từ thực vật tốt cho cơ thể như đậu phụ hay sữa đậu nành pha không đường để uống.

– Chất béo: Người bệnh không nên sử dụng những loại chất béo không có lợi như mỡ động vật, bơ,… Thay vào đó, người bệnh có thể dùng dầu thực vật như dầu oliu để thay thế.

  Việc tính toán lượng calo cẩn thận cũng sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Lượng calo dư thừa có thể dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức và làm cho tình trạng giảm nhạy cảm với insulin trở nên tồi tệ hơn.

   Người bệnh tiểu đường cũng có thể đa dạng hóa các loại thực phẩm, khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn nếu họ kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình.

 

Hạ và ổn định đường huyết nhờ sản phẩm BoniDiabet+

   BoniDiabet+ là sản phẩm của Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết nhờ các loại thảo dược, nguyên tố vi lượng, vitamin và dưỡng chất tự nhiên.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet+

 

– Các loại thảo dược: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội giúp hạ và ổn định đường huyết.

Trong đó, dây thìa canh giúp hạ đường huyết theo 4 cơ chế: giúp ức chế hấp thu glucose ở ruột; giúp kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin; giúp ức chế tân tạo glucose ở gan; giúp tăng sử dụng glucose ở mô cơ. Mướp đắng giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn.

Ngoài ra, dây thìa canh, mướp đắng cùng với quế còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu hiệu quả, từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch.

– Các nguyên tố vi lượng, dưỡng chất tự nhiên và vitamin: kẽm, crom, selen, magie, acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh, giúp phòng ngừa tai biến.

Nhờ vậy mà BoniDiabet+ có tác dụng giúp:

  • Hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn.
  • Giảm mỡ máu hiệu quả.
  • Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên mắt, tim, thận, thần kinh.

 

Đa dạng hóa bữa ăn người bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet+

    Bác Vũ Văn Bình, 74 tuổi, ở số 6, tập thể Không Quân, đường 7/3, phường Thành Tô, Hải An, Hải Phòng

         

Bác Vũ Văn Bình, 74 tuổi

 

    “Bác bị tiểu đường 20 năm rồi, hồi đó cũng không nhớ đường huyết của bác bao nhiêu nữa, chỉ biết bác sĩ nói cao lắm, phải uống thuốc luôn. Uống mãi thuốc mà bác sĩ kê nhưng đường huyết vẫn cao, toàn 12-13 chấm. Tới tận năm 2005, bác sĩ mới đổi cho bác uống thuốc của Pháp, 2 viên/ngày. Tác phong quân đội nên bác thực hiện nghiêm chỉnh lắm, đồng thời ăn uống kiêng khem rất kỹ. Như mùa này này, nhãn vải đầy ra đấy, lại còn mít nữa, cái gì cũng ngon nhưng nó lại ngọt nên bác có dám động đến đâu. Ấy thế mà đường huyết của bác lúc nào cũng trên 11 chấm, có đợt chẳng hiểu sao nó còn lên tận 16 chấm cơ”.

    “Nhưng giờ thì bệnh của bác ổn định rồi. Bác có thói quen hay xem tivi, từ thời sự đến các chương trình sức khỏe, nhờ vậy nên mới biết đến sản phẩm BoniDiabet +. Sau khoảng 1 tháng dùng BoniDiabet + đều đặn, đường huyết của bác đã giảm xuống được còn hơn 10 chấm một xíu thôi, sau 2 tháng thì xuống 9 chấm. Bây giờ, đường huyết của bác quanh quẩn ở mức 7 chấm. Có hôm, bác đo nó xuống được 6.5. Nhờ vậy mà giờ bác ăn uống cũng thoải mái hơn, dĩ nhiên là không thể ăn uống bừa phứa như người bình thường được nhưng nếu có thèm thì bác vẫn ăn được nhãn, ăn được vải. Hôm nào ăn cơm ngon miệng thì bác có thể ăn thêm nửa bát đến 1 bát mà cũng không lo đường huyết tăng nữa”.

   Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm được những thông tin hữu ích về những loại rau người tiểu đường không nên ăn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn cụ thể. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà