Người bị tiểu đường có được uống rượu bia không?

Nội dung chính

 

   Ở người bệnh tiểu đường, lượng glucose máu tăng cao hoặc dao động lên xuống thất thường là căn nguyên hình thành các biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh… Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, họ cần kiêng nhiều loại đồ ăn thức uống làm tăng đường huyết như cơm, bánh kẹo ngọt, nước ngọt… Vậy còn rượu bia thì sao? Người bị tiểu đường có được uống rượu bia không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết dưới đây!

 

Người bị tiểu đường có được uống rượu bia không?

 

Rượu bia ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tiểu đường?

   Sau khi vào cơ thể, rượu bia được hấp thu nhanh vào máu và được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Tác hại của chúng đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng bia rượu mà người đó tiêu thụ. Với lượng ít, rượu bia có tác dụng như một chất kích thích, giúp bạn cảm thấy ngon miệng, vui vẻ hơn. Tuy nhiên khi uống quá nhiều, chúng sẽ gây những tác hại nghiêm trọng như tăng nguy cơ mắc bệnh lý về gan, thần kinh, dạ dày…

   Đối với người bệnh tiểu đường, rượu bia có tác động như sau:

– Một lượng rượu bia vừa phải có xu hướng làm tăng đường huyết, nhưng khi uống quá nhiều, chúng lại dễ gây hạ glucose máu. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi khi người bệnh uống nhiều bia rượu, các triệu chứng tụt đường huyết như: Lú lẫn, buồn ngủ, nhìn mờ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bất tỉnh… dễ nhầm lẫn với tình trạng say xỉn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

– Bia và rượu vang ngọt chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu.

– Rượu bia khiến người bệnh say xỉn, không tỉnh táo dễ sa đà vào chế độ ăn uống không khoa học, thậm chí là khiến họ quên uống thuốc.

 

Rượu bia khiến người bị tiểu đường say xỉn, dễ quên uống thuốc

 

– Tiêu thụ rượu bia quá mức làm giảm hiệu quả tổng thể của insulin và gây tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường, tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ là hạ đường huyết quá mức hoặc sốc insulin rất nguy hiểm.

– Rượu bia gây tăng nồng độ triglyceride trong máu, tăng huyết áp, thúc đẩy nguy cơ gặp biến chứng tim mạch.

   Có thể thấy, bia rượu tác động tiêu cực đến chỉ số đường huyết và các thuốc tây y, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường có được uống rượu bia không?

 

Người bị tiểu đường có được uống rượu bia không?

   Rượu bia có ảnh hưởng xấu đến người bệnh tiểu đường. Do đó, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại đồ uống này. Trường hợp người bệnh muốn uống rượu bia thì họ cần:

– Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc có được sử dụng rượu bia hay không,  nếu được thì nên uống với lượng bao nhiêu là phù hợp. Tùy tình trạng bệnh lý của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể.

 

Người bệnh tiểu đường có được uống rượu bia không?

 

– Khi có kế hoạch sử dụng đồ uống có cồn, bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau 24 giờ khi nhậu. Đồng thời, bạn cũng nên đo đường máu trước khi đi ngủ để đảm bảo chúng ổn định.

– Nên tránh đồ uống hỗn hợp và cocktail bởi chúng thường chứa nhiều đường và calo, làm tăng lượng đường trong máu.

– Không được uống rượu khi bụng đói.

– Uống rượu bia từ từ, không nên uống lượng lớn chất cồn trong 1 lần.

– Tránh uống rượu và thuốc điều trị tiểu đường cùng lúc. Nếu bạn đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, cần phải kiểm tra đường máu trước khi đi ngủ; nếu kết quả dưới 7 mmol/l thì nên ăn thêm thức ăn để tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm.

   Như vậy, trước câu hỏi “Người bị tiểu đường có được uống rượu bia không?”, thì tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

 

Ngoài rượu bia, người bệnh tiểu đường cần hạn chế những loại thực phẩm nào?

   Để quá trình điều trị tiểu đường tiến triển tốt, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm gây tăng đường huyết hoặc thúc đẩy biến chứng bệnh xuất hiện, cụ thể là:

– Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.

– Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch: Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm…

– Hạn chế đồ ngọt: Kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga…

 

Người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại kẹo ngọt

 

– Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao.

   Ngoài ra, người bệnh nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe,… khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, không nên nghỉ luyện tập 2 ngày liên tiếp.

   Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng: Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều, đổi hay ngừng thuốc.

   Ngoài ra, để đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên có chứa các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, magie, selen. Các nguyên tố này được nghiên cứu và chứng minh là rất quan trọng trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Sản phẩm nổi trội nhất hiện nay có các nguyên tố này chính là BoniDiabet + của Mỹ- Sản phẩm đã được hàng vạn người bệnh tiểu đường tin dùng suốt hơn 10 năm nay.

 

BoniDiabet + – Giải pháp từ thiên nhiên giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường!

   BoniDiabet + của Mỹ chính là lựa chọn hàng đầu giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh bởi kiểm nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả: 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +.

   Tác dụng vượt trội của sản phẩm BoniDiabet + đến từ sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên tố vi lượng cùng nhiều thảo dược và vi chất quý, cụ thể:

– Các nguyên tố vi lượng là kẽm, selen, chrom, magie: Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường, giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Trong đó, magie giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp; Kẽm, chrom giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường; Selen giúp phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

– Các thảo dược (dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội): Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

– Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

– Vitamin C: Giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.

– Acid folic: Giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

 

Công dụng toàn diện của BoniDiabet +

 

   Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet còn được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại là Microfluidizer. Công nghệ này giúp sản phẩm đạt sinh khả dụng tối đa, có thể lên tới 100%, từ đó hiệu quả thu được là cao nhất.

 

Nhờ BoniDiabet +, hàng vạn người đã chiến thắng bệnh tiểu đường!

   Với người bệnh tiểu đường, điều mà họ mong muốn và quan tâm nhất đó là kiểm soát được đường huyết, phòng ngừa biến chứng, có thể sống vui khỏe với căn bệnh này. Sau khi dùng BoniDiabet +, hàng vạn bệnh nhân đã đạt được mục tiêu này, hãy cùng xem chia sẻ của một số bệnh nhân sau:

   Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12.

 

Chia sẻ của cô Phan Thị Bông, 61 tuổi

 

   Cô Bông chia sẻ: “Năm 2013, cô tự dưng thấy mình ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, mà nó sụt dữ lắm, cô 80kg mà chỉ sau mấy tháng chỉ còn có 72kg. Đã thế, lúc nào cô cũng thèm đồ ngọt, khát nước và đi tiểu liên tục. Cô đi khám thì đường huyết lên đến 400 mg/dl. Cô uống thuốc liên tục trong 1 tháng mà đường huyết cũng chỉ giảm xuống 395 mg/dl, tháng tiếp theo xuống còn 390 mg/dl.”

   “Nhờ có BoniDiabet + mà giờ cô khỏe mạnh lắm. Sau 1 tháng, đường huyết của cô đã về 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh quẩn 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi. Cô không bị đi tiểu liên tục nữa, sinh hoạt bình thường rồi, có lẽ vì thế nên đêm nào cô cũng ngủ rất ngon, người khỏe khoắn, da dẻ hồng hào. ”

   Bác Đào Xuân Sổ, 68 tuổi, trú tại số nhà 5, ngõ 111, đường Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương.

 

Bác Đào Xuân Sổ vui mừng chia sẻ sản phẩm BoniDiabet +

 

   “Bệnh tiểu đường khổ lắm, nó làm bác lúc nào cũng mệt mỏi, khát nước liên tục, người cứ gầy đi dù bác ăn rất nhiều. Bác đi khám thì chỉ số đường huyết lúc đói lên tới 17.3 mmol/l rồi. Bác dùng thuốc tây đều đặn nhưng đường huyết nó cứ lên xuống thất thường, có lần bị hạ đường huyết, bác bủn rủn hết cả tay chân, hoa mắt chóng mặt, người cứ lịm đi.”

   “Từ khi dùng BoniDiabet + của Mỹ được 3 tháng, đường huyết của bác đã ổn định ở 6.8 mmol/l mà không bị hạ quá. Người khỏe mạnh, không thèm ăn hay khát nhiều như trước, cân nặng bác cũng đã tăng trở lại. Thấy bệnh ổn định, bác sĩ cũng giảm phần lớn liều thuốc tây cho bác mà chỉ số đường huyết vẫn tốt như vậy.”

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết người bị tiểu đường có được uống rượu bia không. Để chung sống hòa bình với căn bệnh này, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống, sử dụng BoniDiabet + của Mỹ là giải pháp hàng đầu dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà