Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?

Nội dung chính

 

   Tiểu đường là căn bệnh có số lượng người mắc đang không ngừng tăng lên trên toàn thế giới. Bệnh lý này gồm có 3 dạng là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoại trừ tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai, thì hai dạng bệnh còn lại thường rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy, trên thực tế, tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!

 

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?

 

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?

   Có khá nhiều sự khác biệt giữa hai thể bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Theo thống kê, trong số những người mắc bệnh tiểu đường, có khoảng 5% bị tiểu đường type 1, trong khi đó tỷ lệ mắc tiểu đường type 2 chiếm đến 95%.

   Sự khác biệt lớn nhất của hai thể bệnh này nằm ở insulin – một loại hormone giúp kiểm soát đường huyết trong máu ở mức an toàn. Cụ thể:

Bệnh đái tháo đường type 1

   Tình trạng này thường được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hoặc là bệnh tiểu đường khởi phát ở trẻ vị thành niên. Bởi lẽ, căn bệnh này thường bắt đầu từ khi người bệnh còn rất trẻ. Bệnh lý này thường có liên quan đến di truyền.

   Đây là một tình trạng tự miễn, trong đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm các tế bào tụy sản xuất insulin như một “tác nhân ngoại lai”. Do đó, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tế bào này, khiến chúng bị hủy hoại. Cuối cùng, cơ thể bị thiếu insulin. Đường huyết không thể đi vào trong tế bào, cũng không thể về dự trữ tại gan, khiến cho đường trong máu tăng lên.

 

Tuyến tụy bị phá hủy ở người bệnh tiểu đường type 1

 

Bệnh đái tháo đường type 2

   Bệnh tiểu đường type 2 còn được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Bệnh lý này lại khởi phát ở người trưởng thành, thường là người trung và cao tuổi. Tuy nhiên, với tỷ lệ người trẻ thừa cân, béo phì, ít vận động như hiện nay, bệnh tiểu đường type 2 đã có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở cả trẻ em.

   Ở người bệnh tiểu đường type 2, tuyến tụy vẫn sản xuất đủ insulin nhưng hormone này lại bị giảm tác dụng hoặc cơ thể không sử dụng được chúng. Tình trạng này được gọi chung là đề kháng insulin.

   Tuy khác nhau về nguyên nhân với Type 1, nhưng hệ quả cuối cùng của tiểu đường type 2 cũng chính là tăng đường huyết. Hơn thế, do tình trạng dư thừa insulin trong máu, nên người bệnh tiểu đường type 2 còn gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo và chất đạm. Từ đó, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc kèm với những tình trạng khác như: Mỡ máu, tăng huyết áp,…

 

Cơ chế kháng insulin trong tiểu đường type 2

 

 Lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ xuống sức, khát nước, tiểu nhiều, tiểu đêm, thèm đồ ngọt, tê bì chân tay, mờ mắt,…

   Cùng với đó, khi đường huyết trong máu cao hoặc không ổn định, người bệnh tiểu đường cũng sẽ gặp phải nhiều biến chứng như: Bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận mạn, suy thận, thiếu máu cơ tim, giảm sinh lý,… thậm chí là đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi do vết loét lâu lành. Vậy, người bệnh cần làm gì để giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng này?

 

Biện pháp giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường

   Có thể thấy, tất cả các triệu chứng và biến chứng tiểu đường đều bắt nguồn từ tình trạng rối loạn đường huyết. Do đó, biện pháp tốt nhất để giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng là phải duy trì đường huyết ổn định ở mức an toàn. Những biện pháp này có thể kể đến như:

Dùng thuốc

   Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc tây khác nhau cho bệnh nhân tiểu đường: Tiêm insulin, thuốc hạ đường huyết,… trong đó, tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường type 1 là bắt buộc.

   Các thuốc tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau, vì thế người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì đến ngay bệnh viện kiểm tra và cấp cứu kịp thời.

Thay đổi chế độ ăn uống

   Người mắc bệnh tiểu đường khi lựa chọn thực phẩm nên lưu ý những điều sau đây:

– Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55), sử dụng vừa phải những thực phẩm có GI trung bình (56 -69), hạn chế thực phẩm có GI cao (trên 70) để tránh bị tăng đường huyết sau ăn,

– Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt mỡ,… Chúng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và tình trạng rối loạn mỡ máu. Bạn nên ăn thịt nạc bỏ da, cá, tôm, cua và sử dụng dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hướng dương,…).

– Ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi,…

– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

   Đặc biệt, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào khác.

 

Chỉ số GI trong một số loại thực phẩm

 

Hạn chế căng thẳng, stress

   Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, căng thẳng và stress sẽ khiến cơ thể sản xuất ra nhiều hormone cortisol. Cortisol sẽ làm giảm độ nhạy của insulin, tăng sự đề kháng insulin – một loại hormone giúp giữ đường huyết ổn định. Do đó, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, thư giãn để giảm căng thẳng, stress, hạn chế tăng đường huyết.

Tập thể dục thường xuyên

   Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo là nên vận động thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng hợp lý.

Sử dụng sản phẩm thảo dược và nguyên tố vi lượng

   Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm khác nhau với nguồn gốc từ thảo dược để giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, để có tác dụng tốt nhất, bạn nên chọn những sản phẩm có kết hợp thêm những nguyên tố vi lượng như:

– Crom phối hợp cùng insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào. Thiếu hụt crom có thể gây rối loạn hấp thu glucose, góp phần dẫn đến bệnh tiểu đường.

– Kẽm giúp kích thích sản xuất insulin tăng độ nhạy của insulin tại các tế bào và tham gia chuyển hóa đường, nhờ đó giúp giảm đường huyết.

– Magie đã được chứng minh là có khả năng làm  giảm HbA1c, tăng độ nhạy của insulin và giảm kháng insulin.

– Selen giúp kiểm soát đường huyết, giảm ảnh hưởng của tăng đường huyết lên mắt, tim, thận, tiểu cầu.

 

Kẽm giúp tăng độ nhạy của insulin

 

  Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ là sản phẩm có chứa tất cả những thành phần này, giúp hạ và ổn định đường huyết cho những người bị tiền đái tháo đường và cả người đang mắc bệnh tiểu đường type 2.

 

BoniDiabet + – Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết dễ dàng, hiệu quả

   BoniDiabet + có tác dụng chính là giúp hạ và ổn định đường huyết, từ đó giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, mắt, thần kinh, gan thận,… Thành phần của BoniDiabet + là sự kết hợp của:

– Các loại thảo dược tự nhiên như: Mướp đắng, dây thìa canh, quế chi, lô hội, hạt methi  giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu và HbA1C.

– Các nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, crom, selen giúp điều hòa và ổn định đường huyết ở mức an toàn, giúp cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.

– Các dưỡng chất khác: Acid Alpha Lipoic (ALA) giúp chống oxy hóa, cải thiện chức năng dẫn truyền và bảo vệ các tế bào thần kinh. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Vitamin C giúp bảo vệ thành mạch máu.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

  Với hơn 10 năm đồng hành cùng với hàng vạn người bệnh tiểu đường, BoniDiabet tự tin là sản phẩm hàng đầu giúp họ sống hòa bình với bệnh mà không quá lo lắng về các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

     Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, ở số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng

    Chú Bình chia sẻ: “Đầu năm 2015, chú thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Đi khám, bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường type 2, mức đường huyết lên tới 26 – 27 mmol/l nên chú phải nhập viện điều trị gấp. Sau 10 ngày, chú ra viện và được kê thuốc tây về nhà. Chú uống thuốc tây đều đặn và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường nhưng đường huyết cũng chỉ giảm được chút. Chú còn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu, những vết thương nhỏ cũng rất khó lành, có khi còn bị mưng mủ lên.”

   “Tình cờ, chú đọc được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nên chú mua về sử dụng. Sau 1 tháng, chú đi kiểm tra lại, mức đường huyết của chú đã giảm còn 7 mmol/l. Sau 2 tháng dùng liên tục, bác sĩ thấy đường huyết của chú về mức an toàn hơn nên đã giảm dần liều thuốc tây cho chú. Đến nay, chú vẫn dùng BoniDiabet +, đường huyết luôn duy trì ổn định ở mức 5 – 6 mmol/l, chú cũng không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn thế, tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng không còn, vết thương thì nhanh liền hơn so với trước kia nhiều.”

 

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích để giúp quý độc giả trả lời được câu hỏi: “tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào?”. BoniDiabet + chính là sản phẩm hàng đầu giúp hạ và ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường type 2. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà