Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?

Nội dung chính

 

   Thời gian gần đây có rất nhiều người bệnh tiểu đường tìm hiểu và muốn sử dụng gạo lứt huyết rồng trong bữa ăn hàng ngày. Có những thông tin cho rằng cơm nấu từ loại gạo này giúp hạ đường huyết. Vậy nhưng cũng có những băn khoăn về việc người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không? Để có đáp án chính xác cho câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?

 

Gạo lứt huyết rồng là gì?

   Để hiểu về việc người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không, trước hết chúng tôi sẽ “mổ xẻ” khái niệm về loại gạo này một cách cặn kẽ nhất.

    Gạo huyết rồng (gạo đỏ) là giống lúa thường trồng ở vùng đất ngập sâu 1 – 2m, có nguồn gốc từ vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Do có nguồn gốc từ giống lúa hoang nên sức sống của chúng rất mạnh mẽ, bền bỉ, kháng sâu bệnh tốt. Cũng vì vậy mà trong quá trình phát triển, người nông dân cũng không cần dùng đến thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, điều đó có nghĩa là gạo huyết rồng thường có độ sạch cao, an toàn cho người sử dụng.

 

Gạo huyết rồng (gạo đỏ) là giống lúa có nguồn gốc từ vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên

 

    Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố, chất xơ và nguyên tố vi lượng). Nghĩa là bất kỳ loại gạo nào được xay xát và giữ nguyên lớp vỏ cám thì đều được gọi là gạo lứt. Ví dụ như gạo lứt tẻ là các loại gạo lứt của gạo tẻ trắng thông thường. Gạo lứt nếp là gạo nguyên cám của lúa nếp, điển hình là gạo lứt nếp cái hoa vàng. Tương tự, gạo lứt huyết rồng là loại gạo còn nguyên cám của giống lúa huyết rồng.

    Cùng 1 giống lúa, nếu gạo được xay xát kỹ và mất đi lớp cám thì nó chỉ còn phần phôi gạo với tỷ lệ tinh bột (carbohydrate) rất cao. Còn với gạo lứt, vì giữ được lớp cám nên ngoài phần phôi thì nó còn chứa nhiều chất xơ,  các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6…

   Như vậy, gạo lứt huyết rồng là gạo huyết rồng khi xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám với rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.

 

Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?

   Để biết người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không, chúng ta cùng tìm hiểu về khả năng làm tăng đường huyết của loại gạo này cũng như những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

   Vì gạo lứt huyết rồng còn nguyên lớp vỏ cám nên có rất nhiều chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chúng giúp giảm tốc độ hấp thu đường từ tinh bột trong gạo nên gạo lứt huyết rồng có chỉ số đường huyết thuộc nhóm trung bình (trong khoảng 56-69).

   Ngoài ra, gạo huyết rồng vốn đã nổi tiếng với nhiều chất dinh dưỡng như (protein), sắt, vitamin (nhất là vitamin B1), các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, photpho, omega 3, omega 6, omega 9… nên đây là thực phẩm lý tưởng để bồi bổ cơ thể. Khi giữ được lớp vỏ cám thì loại gạo này còn có thêm chất xơ và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Những chất đó đều tốt cho sức khỏe con người.

Như vậy, trước câu hỏi người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không thì câu trả lời là có. Bởi nó vừa có chỉ số đường huyết trung bình, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể con người, mang lại nhiều lợi ích trên sức khỏe.

 

Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không?

 

Cần phân biệt được gạo lứt thường, gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng

   Bản thân gạo huyết rồng đã có màu đỏ – gần giống màu của gạo huyết rồng thông thường. Do đó, hiện nay tồn tại 1 tình trạng đó là người bệnh nhầm tưởng gạo huyết rồng là gạo lứt huyết rồng và mua về nấu ăn hàng ngày. Thậm chí, những người bán hàng ít kinh nghiệm cũng không phân biệt được 2 dạng của loại gạo này.

   Trong khi đó, gạo huyết rồng có chỉ số đường huyết (GI) cao, là 73. Khi ăn, nó sẽ làm tăng nhanh đường huyết và không tốt cho người bệnh tiểu đường. Đặc biệt, vì nghĩ gạo huyết rồng mình mua là gạo lứt, tưởng rằng nó ít làm tăng đường huyết nên người bệnh sẽ ăn với lượng nhiều hơn. Từ đó, nguy cơ nồng độ đường trong máu bị tăng vọt là rất cao.

   Vì vậy, bạn cần phân biệt được gạo huyết rồng và gạo lứt huyết rồng. Cả hai loại này đều có màu màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ, gạo nấu cơm thơm ngậy, cơm gạo huyết rồng càng nhai càng có vị ngọt và béo. Tuy nhiên, gạo lứt huyết rồng (vẫn còn nguyên lớp vỏ cám) sẽ có màu sẫm và ít bóng hơn so với gạo huyết rồng đã mất lớp vỏ cám.

 

Gạo lứt huyết rồng có độ bóng kém gạo huyết rồng do vẫn còn nguyên lớp vỏ cám

 

   Ngoài ra, bạn cũng nên phân biệt được gạo lứt thường và gạo huyết rồng. Gạo lứt thường sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường, có màu nâu, bẻ đôi hạt gạo thấy lõi trắng ở bên trong. Còn gạo huyết rồng (không có lớp vỏ cám) sẽ làm đường huyết tăng cao, khi bẻ đôi hạt gạo có lõi đỏ.

 

Các cách chế biến gạo lứt huyết rồng cho người bệnh tiểu đường

   Cách đơn giản nhất đó là bạn nấu cơm gạo lứt huyết rồng để ăn hàng ngày. Đầu tiên, bạn vo sơ gạo lứt, không vo quá lâu để tránh làm mất lớp vỏ cám bên ngoài. Tiếp theo, bạn ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 45 phút để hạt gạo mềm và dẻo hơn. Sau khi ngâm gạo, bạn cho nước vào nồi cơm với tỉ lệ nước vừa đủ. Các bước tiếp theo, bạn thực hiện như khi nấu với gạo bình thường.

   Nếu muốn thay đổi để phong phú thêm thực đơn hàng ngày, bạn có thể học thêm cách tự làm bún gạo lứt huyết rồng tại nhà.

   Lưu ý: Bạn nên nấu gạo lứt ở lượng nước vừa phải để tránh làm tăng chỉ số GI của gạo. Nấu gạo lứt ở mức vừa chín tới, không nấu gạo lứt quá chín vì như vậy sẽ giúp cơm giữ được lượng vitamin và các dưỡng chất tối ưu khác trong gạo.

 

Người bệnh nên ăn cơm nấu từ gạo lứt huyết rồng

 

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường

  Ngoài việc biết được người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không, bạn cũng nên nắm được những lưu ý khác trong chế độ ăn uống sau đây để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

– Phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính sáng-trưa-tối, người bệnh nên ăn thêm những bữa phụ vào giữa các buổi.

– Trong các bữa ăn chính, người bệnh cần phân chia thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Đường, protein, lipid, vitamin, khoáng…, đồng thời không làm tăng đường huyết quá nhiều sau bữa ăn và không bị hạ đường huyết khi xa bữa ăn, cụ thể như sau:

+ Bữa sáng: 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein.

+ Bữa trưa: 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.

+ Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% tinh bột và 25% protein.

– Trong các bữa ăn phụ, người bệnh tiểu đường nên hạn chế đồ ăn có chứa nhiều carbohydrate, đồ ăn vặt đóng gói sẵn, nhiều đường như snack, kẹo ngọt,… Thay vào đó, người bệnh nên ăn trái cây hoặc các đồ ăn vặt như đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, hạt bí ngô,…

 

Người bệnh tiểu đường nên phân chia bữa ăn hợp lý

 

   Việc xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết với bệnh nhân tiểu đường nhưng chưa đủ. Để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất, các bạn nên áp dụng kết hợp các biện pháp ngay sau đây.

 

Các biện pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường

   Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, ngoài thực hiện chế độ ăn uống hợp lý thì bạn cần kết hợp thêm các biện pháp: 

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc đột ngột.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…

– Bổ sung BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày để giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

BoniDiabet + – Giải pháp tối ưu từ thiên nhiên cho người bệnh tiểu đường

Sản phẩm BoniDiabet + mang đến hiệu quả đột phá cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức rất toàn diện, cụ thể bao gồm:

– Các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Những thảo dược này giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

– Các thành phần giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường:

  • Các nguyên tố vi lượng: Magie, kẽm, selen, crom: Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt của BoniDiabet + so với các sản phẩm khác trên thị trường. Các nguyên tố vi lượng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh.
  • Nhóm vitamin: Vitamin C, acid folic. Trong đó, vitamin C giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
  • Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận; phòng ngăn ngừa tai biến mạch máu não.

   Vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược và các vitamin, nguyên tố vi lượng, không có thuốc tây nên BoniDiabet + rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Sản phẩm sẽ cho tác dụng từ từ, sau 1-2 tháng dùng với liều 4-6 viên/ngày, đường huyết sẽ hạ về ngưỡng an toàn hơn. Sau liệu trình 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định, từ đó các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh cũng được phòng ngừa hiệu quả.

 

BoniDiabet + – Bí quyết sống khỏe của người bệnh tiểu đường

 

   Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã biết được người tiểu đường có nên ăn gạo lứt huyết rồng không, đồng thời tìm ra biện pháp tối ưu giúp cải thiện bệnh tiểu đường đến từ BoniDiabet + của Mỹ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18001044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà