Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Nội dung chính

 

    Tiểu đường đang được coi là vấn nạn y tế toàn cầu hiện nay. Số lượng người mắc tiểu đường không ngừng tăng lên, tạo một thách thức và gánh nặng không nhỏ với hệ thống y tế.  Do đó, việc phát hiện sớm thông qua các biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu những ảnh hưởng của căn bệnh này. Vậy, những biểu hiện đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể  trong bài viết dưới đây nhé!

 

Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

 

Những thách thức và gánh nặng của bệnh tiểu đường

   Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình điều trị của người bệnh tiểu đường sẽ kéo dài đến hết phần đời còn lại. Cùng với đó, số lượng người mắc bệnh tiểu đường đang không ngừng tăng lên qua mỗi năm, tạo nên một thách thức và gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế.

Thách thức từ bệnh tiểu đường

   Theo các chuyên gia dự báo, số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tiếp tục tăng nhanh trong vòng hơn 2 thập kỷ tới đây. Vào năm 2040, toàn thế giới sẽ có khoảng 642 triệu người bệnh tiểu đường. Như vậy, cứ khoảng 10 người sẽ có 1 người mắc tiểu đường.

   Tại Việt Nam, con số này có thể đạt 6,1 triệu người vào năm 2040. Năm 2045, số lượng người bệnh tiểu đường có thể chạm mốc 6,3 triệu người, tương đương 7,1% dân số trưởng thành.

   Cùng với đó, số người mắc tiểu đường chưa được chẩn đoán tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều. Theo số liệu từ chương trình Điều tra Quốc gia về Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) do Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế Việt Nam công bố năm 2015, có tới 68.9% bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán.

   Cùng với đó, mới có khoảng 28.9% những người đã được khám, tầm soát và chẩn đoán được điều trị. Đây một sự chênh lệch đáng kể giữa tỉ lệ người mắc và số người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc.

 

Tỷ lệ gia tăng của bệnh tiểu đường tại Việt Nam so với các nước và thế giới

 

Gánh nặng từ bệnh tiểu đường

   Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, chi phí điều trị bệnh tiểu đường đã tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 10 năm (từ 2003 đến 2013). Toàn thế giới đã phải chi khoảng 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm để khắc phục những hậu quả do bệnh tiểu đường gây ra.

    Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm thị lực, suy tim, suy thận, cắt cụt chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Do đó, người bệnh và gia đình họ sẽ phải chi trả một số tiền rất lớn trong việc mua thuốc men hay điều trị giảm nhẹ những biến chứng tiểu đường.

    Không chỉ vậy, những chi phí mà người bệnh tiểu đường gián tiếp gây ra cho nền kinh tế xã hội, do mất khả năng lao động, tàn tật, nghỉ hưu sớm, chi phí đi lại, điều kiện sinh hoạt,… cũng là một con số đáng kể.

    Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, số người có đủ điều kiện để chi trả viện phí chỉ có 27,3%; phải bán đồ vật có giá trị trong gia đình để đi nằm viện là 21,2%; phải đi vay mượn để trả tiền điều trị là 51,5%. Điều này đặt ra một thách thức không hề nhỏ trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường gây ra những gánh nặng không nhỏ

 

    Qua những con số trên đây, chúng ta có thể thấy được bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến chính bản thân người bệnh, mà còn với toàn xã hội. Do đó, việc phát hiện sớm thông qua các biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu những ảnh hưởng này. Vậy, các biểu hiện đó là gì?

 

Biểu hiện của tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

   Tiểu đường là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng đường trong máu tăng quá cao hoặc lên xuống thất thường. Ở giai đoạn đầu, tình trạng rối loạn đường huyết thường không có đặc trưng rõ ràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:

– Thường xuyên mệt mỏi, nhanh xuống sức ngay cả khi làm những việc đơn giản như đi bộ, quét nhà, leo cầu thang,…

– Cảm thấy đói rất nhanh, kể cả sau khi vừa mới ăn xong không lâu. Đây là biểu hiện của việc cơ thể thiếu năng lượng và cần được bổ sung. Cũng vì vây, người bệnh sẽ có xu hướng thèm ăn đồ ngọt hơn các đồ ăn khác.

– Người bệnh thường đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm và luôn cảm thấy khát do thiếu nước.

– Da của người bệnh có thể trở nên khô ngứa, bong tróc, đặc biệt là ở bàn chân, kẽ ngón chân,… Bên cạnh đó, ở vùng da có các nếp gấp như: Nách, cổ, bẹn,… còn có thể trở nên sẫm màu, dày lên và mịn như nhung.

– Thị lực giảm, mắt mờ đi, nhìn xa gần đều không rõ do đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu ở đáy mắt.

– Sụt cân nhanh và không rõ lý do, mặc dù có thể vẫn ăn uống bình thường.

– Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa râm ran, tê bì như có kiến bò bên trong do các dây thần kinh bị tổn thương. Nặng hơn, người bệnh có thể bị mất cảm giác, không nhận biết được nóng lạnh hay đau đớn.

 

Nhìn mờ là biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

 

   Cùng với đó, đường huyết cao cùng làm suy giảm miễn dịch, người bệnh sẽ dễ bị mắc phải cúm, viêm đường hô hấp, các vết thương trên da khó lành hơn. Nếu đường huyết luôn ở mức cao trong thời gian dài, người bệnh sẽ còn gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, để giảm được các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng này, người bệnh cần phải kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn. Vậy, những biện pháp này là gì?

 

Các biện pháp giúp kiểm soát đường huyết

   Các biện pháp giúp kiểm soát đường huyết có thể kể đến như:

Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt

– Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột như: Cơm trắng, hoa quả ngọt, bánh kẹo ngọt,… Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các thực phẩm ít làm tăng đường huyết sau ăn như: Gạo lứt, hạt nguyên cám, hạt ngũ cốc,…

– Sử dụng thịt nạc bỏ da, cá sông, tôm cua, dầu thực vật,… thay cho các loại thịt mỡ, bơ động vật,…

– Ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi.

– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

– Chế biến đồ ăn bằng cách luộc hoặc hấp thay vì chiên xào.

– Không uống rượu, bia, thuốc lá.

– Tập thể dục, chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày mỗi tuần.

– Nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế căng thẳng, stress, lo lắng thái quá.

 

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn đồ ngọt

 

Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +

   Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ được nhiều người tin tưởng sử dụng để giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Từ đó, BoniDiabet + giúp người bệnh giảm được các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Vậy, BoniDiabet + có những thành phần gì?

 

BoniDiabet + – Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả

  BoniDiabet + là sản phẩm có công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả. BoniDiabet + có các thành phần đặc biệt gồm:

Mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn.

Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, trong đó:

 + Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn.

  + Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

   + Quế giúp hạ mỡ máu, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu. Lô hội giúp các vết thương ở người bệnh tiểu đường mau lành.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Lưu hành hơn 10 năm trên thị trường, sản phẩm BoniDiabet + đã giúp cho hàng vạn người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả, phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Chú Tống Công Nghi, 64 tuổi, ở xóm 6, thôn An Lão, huyện Bình Lục, Hà Nam.

   Chú Nghi chia sẻ: “Chú bị tiểu đường từ năm 2006, đường huyết lúc chú mới phát hiện bệnh lên đến 14,7 mmol/l. Chú phải uống 4 viên thuốc tây mỗi ngày nhưng đường huyết lúc thì ở mức 8 – 9 mmol/l, lúc thì lại bị tụt quá mức, còn HbA1c lúc nào cũng trên 7%, chưa bao giờ ở mức an toàn được. Đến năm 2011, chú còn bị biến chứng đục thủy tinh thể phải phẫu thuật cả 2 mắt rồi, chân tay thường xuyên tê bì, vô cùng khó chịu.”

   “May mắn thay, một lần chú đọc được mấy bài viết về sản phẩm BoniDiabet + đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín, chú cũng mua về dùng thử. Sau 2 tháng sử dụng với liều 4 viên/ngày, đường huyết của chú đã về mức 6.4 mmol/l, chỉ số HbA1c cũng giảm còn 6.5%. Đến giờ, đường huyết vẫn luôn ổn định nên bác sĩ đã cho chú giảm liều thuốc tây rồi. Từ ngày dùng BoniDiabet +, người chú khỏe hơn nhiều, chân tay bớt tê bì, 2 mắt chú cũng nhìn rõ hơn trước, sức khỏe hồi phục đáng kể rồi.”

 

Chú Tống Công Nghi, 64 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích về biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Để giúp đường huyết luôn ổn định ở mức an toàn, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà