Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói với bệnh nhân đái tháo đường

Nội dung chính

 

 Trong các chỉ số chẩn đoán đái tháo đường và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị đái tháo đường, đường huyết lúc đói là một chỉ số rất quan trọng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này với bệnh nhân đái tháo đường nhé.

 

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh được biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng của bệnh tiểu đường lúc đầu thường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.

 

Chẩn đoán đái tháo đường như thế nào?

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

  • Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
  • Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
  • Chỉ số HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
  • Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L) có thể kèm theo các triệu chứng kinh điển như đái nhiều, khát, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Trong đó, định lượng đường huyết lúc đói là phương pháp nhanh gọn, đơn giản nhất để chẩn đoán ra bệnh tiểu đường.

 

Chỉ số đường huyết lúc đói là gì?

Chỉ số đường huyết lúc đói, như tên gọi của nó, là một xét nghiệm để đo chỉ số đường huyết sau khi lấy mẫu máu của bệnh nhân trong tình trạng đói (nhịn ăn từ 8 tiếng trở lên)

Thông thường định lượng đường huyết lúc đói là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết lúc đói có thể giúp đo lường được hiệu quả điều trị bệnh ở các bệnh nhân mắc tiểu đường.

 

Thực hiện đo chỉ số đường huyết lúc đói như thế nào?

  Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 14 tiếng vào tối hôm trước. Trước đó bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống đồ ngọt (có thể uống các loại nước lọc hay nước đun sôi để nguội). Bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để đo lường mức đường glucose chứa trong máu.

   Bạn cũng có thể đo đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết, đây hiện là phương pháp đang được nhiều người sử dụng nhất để kiểm tra đường huyết của mình. Để sử dụng máy đo đường huyết tại nhà kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói, bạn thực hiện như sau:

  • Lựa chọn ngón tay để lấy mẫu máu
  • Rửa tay thật sạch
  • Lau khô tay trước khi sử dụng máy đo đường huyết
  • Mở nắp lọ que thử
  • Lấy que thử cắm vào đầu máy đo đường huyết
  • Gắn kim lấy máu vào bút lấy máu
  • Tùy chỉnh độ nông sâu của kim
  • Bấm nắp bút
  • Nặn ép máu
  • Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết
  • Đọc kết quả hiển thị trên máy

 

Đo đường huyết lúc đói bằng máy đo đường huyết

Đo đường huyết lúc đói bằng máy đo đường huyết

Chỉ số đường huyết lúc đói bao nhiêu là bị bệnh tiểu đường?

  • Chỉ số đường huyết lúc đói bình thường nằm trong khoảng 70 – 100 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L).
  • Nếu chỉ số đường huyết lúc đói từ 126mg/dL trở lên (xét nghiệm 2 lần cách nhau 1 – 7 ngày) chứng tỏ bạn đã mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Nếu chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong mức từ 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L), bạn đang bị rối loạn đường huyết lúc đói, tức là tiền tiểu đường.

Lưu ý, nếu kết quả đo lần 1 thấy chỉ số đường huyết lúc đói của mình từ 126 mg/dL trở lên, bạn cần thực hiện đo chỉ số đường huyết lúc đói  lại lần 2 để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả lần 2 dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì bạn nên đem kết quả tới bác sĩ để được khám và tư vấn phù hợp.

 

Nên xét nghiệm đường huyết lúc đói bao lâu 1 lần?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo:

  • Nếu bạn trên 45 tuổi và đang không có các yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường khác thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói tầm 2-3 năm 1 lần.
  • Với trường hợp bạn có 1 trong những yếu tố nguy cơ dưới đây, thì nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người ít hoạt động thể chất
  • Trong gia đình có người đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng từ 4kg trở lên
  • Người đã có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch
  • Huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp
  • Có mức độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) < 35 mg/dL hoặc có mức triglyceride lớn hơn 250 mg/dL.
  • Bệnh nhân có chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên.

Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác cũng gây ra tăng đường huyết lúc đói, gồm có cường giáp, viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy và những bệnh ung thư khác.

 

Mục tiêu chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân tiểu đường

Mục tiêu chỉ số đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thời gian đã mắc bệnh, tình trạng bệnh và những bệnh mắc kèm theo cùng các biến chứng đang gặp phải.

Theo tài liệu từ bộ y tế khuyến cáo, chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân tiểu đường trong mức an toàn là:

  • Đối với người trưởng thành bị bệnh tiểu đường, không có thai, chỉ số đường huyết lúc đói sẽ ở mức: 80 – 130 mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/L) và tốt nhất là đưa chỉ số đường huyết về mức 80-100 mg/dL (4.5 – 5.5 mmol/L)
  • Đối với người già
  • Mạnh khỏe, tiên lượng sống tốt, chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu là 90 – 130 mg/dL (5.0 – 7.2 mmol/L)
  • Sức khỏe trung bình, chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu là 90 – 150 mg/dL (5.0 – 8.3 mmol/L)
  • Sức khỏe rất yếu, chỉ số đường huyết lúc đói mục tiêu là 100 – 180 mg/dL (5.5 – 10.0 mmol/L).

Chú ý:

Giá trị đường huyết lúc đói thay đổi còn tùy thuộc vào thời điểm đo đường huyết. Chính vì vậy mà để đánh giá được toàn cảnh quá trình điều trị tiểu đường, bệnh nhân nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c – chỉ số cho biết hiệu quả kiểm soát đường huyết trong khoảng 2-3 tháng.

 

Tại sao đường huyết lúc đói cao lại nguy hiểm

Không chỉ đường huyết lúc đói cao mà bất kỳ chỉ số đường huyết nào cao vượt quá ngưỡng bình thường đều rất nguy hiểm bởi khi nồng độ glucose máu tăng lên, glucose không vào được tế bào và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng trên mạch máu nhỏ và các dây thần kinh như gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay, làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi), suy giảm thị lực hoặc mù lòa…
  • Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo.
  • Đột quỵ não (nhồi máu não)
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng…

 

Các biến chứng có thể gặp khi đường huyết vượt cao quá mức

Các biến chứng có thể gặp khi đường huyết vượt cao quá mức

 

Giải pháp kiểm soát chỉ số đường huyết lúc đói ở mức an toàn

Để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, khỏe mạnh, bệnh nhân tiểu đường cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục kết hợp tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Dùng thuốc điều trị đúng thời gian, đúng liều lượng như trong chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc một cách bừa bãi.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế hoặc có thể tự làm kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần:

Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;

  • Tập thể dục:

Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.

  • Sử dụng sản phẩm thảo dược BoniDiabet của Mỹ và Canada do công ty Botania phân phối giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

   BoniDiabet có công thức toàn diện, ngoài các thảo dược giúp hạ đường huyết an toàn, được sử dụng lâu đời trong đông y là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi… còn phối hợp được với các thành phần là magie, selen, chrom, và alpha lipoic acid. Đặc biệt nhóm nguyên tố vi lượng là thành phần của các enzym chuyển hóa, đây chính là chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Và hiện nay chỉ duy nhất có BoniDiabet mới bổ sung được nhóm thành phần này trong công thức.

  Với liều 4-6 viên/ngày, thường sau 1-2 tháng là BoniDiabet giúp hạ đường huyết rõ rệt, người bệnh nên sử dụng lâu dài để kiểm soát đường huyết an toàn, ổn định. Thời gian đầu, người bệnh nên kết hợp BoniDiabet cùng với thuốc mà bác sĩ kê (nếu có), sau khi đường huyết an toàn và ổn định, về mức dưới 7 chấm, người bệnh xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây và duy trì lâu dài BoniDiabet là tốt nhất. Bởi thuốc Tây y có rất nhiều tác dụng phụ và các thuốc này chỉ giúp hạ đường huyết mà không ổn định đường huyết nên không ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

 

Đánh giá BoniDiabet

   Trong 10 năm BoniDiabet có mặt ở Việt Nam, 5 triệu bệnh nhân đã đồng hành cùng BoniDiabet trong cuộc chiến với bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số chia sẻ của những bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet

 

=> Chú Bùi Văn Minh (59 tuổi ở số 666, tổ 2, Trung Sơn 1, p.Cẩm Sơn, Cẩm Phả, Quảng Ninh, sđt 0838.247.898):

“Năm 2008, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường, đường huyết của chú lên tận 18.5 mmol/l; trong vòng 5,6 tháng mà sụt 8 cân. Chú dùng thuốc tây thì nhiều lúc thấy người cồn cào, hoa mắt chóng mặt nếu không ăn ngay cái gì đó là xỉu ngay. Mắt chú lúc nào cũng như có quầng đen, chân thì tê bì không có cảm giác gì. Năm 2010, tình cờ chú đọc báo thấy có người dùng BoniDiabet mà ổn định nên dùng thử. Ban đầu, chú dùng 4 viên BoniDiabet kèm 4 viên thuốc tây. Sau 2 tháng đi đo, đường huyết xuống 7 mmol/l. Vì thế nên bác sĩ cũng giảm liều thuốc tây cho chú, bây giờ chú chỉ dùng 1 viên thuốc tây cộng với 2 viên BoniDiabet buổi sáng và 1 viên buổi tối mà đường huyết chỉ 6.8 mmol/l. Người chú cũng khỏe hơn, bây giờ được 65 cân rồi đấy, chú cũng không có tình trạng xỉu do tụt đường huyết nữa. Từ hồi dùng BoniDiabet đến nay đã được 6 năm, mắt chú lại còn sáng ra, chữ trên báo chú cũng đọc tốt chẳng cần kính, tay chân đỡ hẳn tê bì.”

 

Chú Bùi Văn Minh, 59 tuổi

Chú Bùi Văn Minh, 59 tuổi

 

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi, ở số 02 thôn Eaxanol,  xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.

“Vào năm 2012, chú phát hiện ra mình bị tiểu đường với tình trạng người gầy rộc đi, sụt cân từ 65 kí xuống 56 kí, tiểu nhiều, khát nước, háo nước, đường huyết lên tới 13mmol/l, bác sĩ cho uống 4 viên thuốc tiểu đường một ngày kết hợp với ăn uống kiêng khem mà đường huyết không ổn định, có lúc còn tụt đường huyết. Chỉ số HbA1C vẫn cao, lên tận 8.0%. Chú lo lắm. Thế rồi tình cờ biết đến tpcn BoniDiabet của Canada và Mỹ nên chú mua về dùng thử. Lúc đầu chú uống đều đặn ngày 4 viên kết hợp với thuốc tây, sau khoảng 2 tháng chú đi đo lại, đường huyết đã về mức an toàn 6.3mmol/l. Đo đường huyết định kỳ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn 6 chấm, không lên, cũng chẳng xuống quá mức. Đồng thời chỉ số HBA1C chỉ còn 6.3%. Đến bác sĩ cũng ngạc nhiên với chỉ số đường huyết của chú và chủ động giảm liều thuốc tây xuống. Đến nay, chú gần như không cần phải dùng thuốc tây, chủ yếu dùng BoniDiabet với liều 2 viên một ngày thôi.”

 

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi

Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi

 

=> Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình.

“Cô bị tiểu đường từ năm 2005, đường huyết tới 9 mmol/l, chân tay tê bì, trong vài tháng mà cô sụt tới 13 cân. Cô dùng Glucophar và gliclazide mỗi loại một viên mà đường huyết không hạ chút nào thậm chí đường huyết còn lên tới trên 10 mmol/l. Trong 2 năm 2011 và 2012 cô bị tai biến tới 2 lần. Năm 2013, cô biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Cô dùng 4 viên BoniDiabet 1 ngày kèm thuốc tây. Đường huyết không hạ ngay lập tức đâu mà từ từ lắm, mỗi tháng giảm ít một, sau 3 tháng đường huyết xuống chỉ còn 4.9 mmol/l thôi. Thích nhất là chân tay cô đã hết tê bì, mắt hết mờ, không bị tai biến lại lần nào nữa.”

 

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi

Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi

 

   Định lượng đường huyết lúc đói là một xét nghiệm quan trọng nhằm mục đích phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Đây cũng là một xét nghiệm mà người bệnh rất dễ thực hiện tại nhà để kiểm soát đường huyết của mình. Với bệnh nhân tiểu đường, để đưa chỉ số đường huyết lúc đói về an toàn, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng sản phẩm hỗ trợ khắc chế tiểu đường BoniDiabet của Mỹ và Canada.

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà