3 loại đường dành cho người tiểu đường nhất định bạn phải biết

Nội dung chính

 

   Người bệnh tiểu đường thèm ngọt thì phải làm sao? Lúc này, sử dụng những loại đường dành cho người tiểu đường là lựa chọn tối ưu bởi chúng có vị ngọt nhưng lại không hoặc rất ít làm tăng đường huyết. Nhưng người bệnh nên dùng loại đường nào? 3 lựa chọn tốt nhất sẽ được chúng tôi thông tin đến bạn thông qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

3 loại đường dành cho người tiểu đường bạn nên biết

 

Người bệnh tiểu đường thèm ngọt nhưng phải kiêng đồ ngọt

   Ở người bệnh tiểu đường, quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể bị rối loạn khiến lượng đường trong máu tăng cao, trong khi đó tế bào lại thiếu đường để làm nguyên liệu sản sinh năng lượng cho mọi hoạt động của nó. Điều đó khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, nhanh đói, nhanh khát, thèm đồ ngọt, uống nhiều nước, ăn nhiều và các biến chứng như mờ mắt, mù lòa, tê bì chân tay, tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy thận…

   Sẽ không có gì lạ nếu một người bệnh tiểu đường rất thèm đồ ngọt, thậm chí có người bất chấp đường huyết sẽ tăng cao mà tự cho phép mình ăn một vài quả nhãn hay một miếng bánh ngọt lịm. Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác thèm đồ ngọt, đó là:

Người tiểu đường đã phải liên tục ăn kiêng đồ ngọt

   Khi lâu ngay không được ăn một món ăn nào đó, bạn sẽ dễ có cảm giác thèm chúng. Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống của họ cần hạn chế tối đa những đồ ăn, thức uống có vị ngọt. Do đó, người bệnh dễ bị  hấp dẫn và cảm giác thèm các loại hoa quả ngọt, bánh ngọt, nước ngọt… sau nhiều ngày phải kiêng khem.

Tế bào thiếu đường để sinh năng lượng:

   Ở người bệnh tiểu đường, tế bào thường xuyên bị thiếu đường để sinh năng lượng cho dù lượng đường trong máu rất cao. Khi đó, tế bào sẽ truyền tín hiệu về não, não sẽ thúc đẩy cơ thể có cảm giác đói và thèm ăn, đặc biệt là những món ăn, thức uống có vị ngọt. Bởi đồ ngọt là nguồn giúp bổ sung đường nhanh chóng.

Nhiều người tiểu đường tuýp 2 bản thân đã là những người thích ăn ngọt.

   Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường đó là chế độ ăn quá nhiều đường, và bản thân nhiều người bệnh vốn đã là những người hảo ngọt. Khi bị bệnh, việc không được ăn đồ có đường khiến cảm giác thèm ngọt trở lên mãnh liệt hơn.

Người bệnh có thể đang bị tụt đường huyết

   Với người bệnh tiểu đường, họ rất dễ bị tụt đường huyết do thuốc hoặc kiêng khem không khoa học. Khi đường huyết bị hạ, cảm giác thèm ngọt sẽ ập đến báo hiệu cơ thể đang cần được bổ sung đường để tiếp tục hoạt động.

 

Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt

 

   Như vậy, có rất nhiều lý do khiến người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt. Nhưng trớ trêu là, những đồ ăn có vị ngọt rất dễ làm tăng đường huyết nên người bệnh cần kiêng chúng. Lúc này, giải pháp được đưa ra đó là dùng những loại đường chuyên dụng, có vị ngọt nhưng không hoặc rất ít làm tăng đường huyết. Chúng được gọi là đường dành cho người tiểu đường.

 

3 loại đường dành cho người tiểu đường nhất định bạn phải biết

   Sau đây là 3 loại đường dành cho người tiểu đường bạn nên biết để bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày nhằm thỏa mãn sự thèm ngọt của người bệnh.

Đường stevia – đường cỏ ngọt

   Đường cỏ ngọt là một loại đường có vị ngọt nhưng lại không làm tăng đường huyết. Chúng được chiết xuất, tinh chế từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Nhờ các glycoside steviol, loại đường này ngọt hơn gấp khoảng 250 lần so với đường thông thường. Ngoài giúp thỏa mãn sự thèm ngọt của người bệnh tiểu đường, đường cỏ ngọt còn giúp giảm Cholesterol xấu LDL (lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp), tăng nồng độ cholesterol tốt HDL (lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao).

 

Đường cỏ ngọt

 

Đường Saccharin

   Đây là loại đường dành cho người tiểu đường được FDA phê chuẩn. Loại đường này ngọt hơn đường tự nhiên từ 300 – 500 lần nhưng lại không sản sinh ra calo. Các nghiên cứu của Mỹ chỉ ra rằng, saccharin không ảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong cơ thể nên nó có thể khiến đường huyết ổn định hơn.

 

Đường Saccharin là loại đường dành cho người tiểu đường

 

Đường Aspartame

   Đường Aspartame được chứng minh rằng không có giá trị dinh dưỡng, ngọt hơn gấp 200 lần đường thông thường và được dùng làm đường dành cho người tiểu đường. Loại này sẽ có sản sinh một ít calo (lượng không đáng kể). Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng được loại này.

Khi sử dụng đường cho người tiểu đường, bạn sẽ có được những món ăn, đồ uống có vị ngọt, thỏa mãn sự thèm ngọt của bản thân mà không lo tăng đường huyết.

 

Cách giúp ăn ngon mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết cho người tiểu đường

   Thích ăn gì thì ăn, ăn bao nhiêu cũng được mà không lo bị tăng đường huyết là một điều không thể với người bệnh tiểu đường. Bởi, căn bệnh này yêu cầu bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn kiêng đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện theo các phương pháp sau đây, bạn có thể ăn thoải mái hơn, ăn được nhiều hơn, không phải kiêng khem quá khổ sở mà vẫn hạ và ổn định được đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đó là:

Lựa chọn thực phẩm thông minh

   Cách lựa chọn thực phẩm thông minh nhất của người tiểu đường đó là dựa trên chỉ số đường huyết của thực phẩm GI. Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm. Giá trị của chỉ số này được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74), CAO (>75).

   Khi lựa chọn được thực phẩm có chỉ số GI thấp, bạn sẽ ăn uống thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn mà không lo bị tăng nhiều đường huyết sau ăn. Một số ví dụ trong việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đó là:

– Nếu muốn ăn nhiều cơm hơn, hãy chọn ăn cơm gạo lứt thay vì cơm trắng.

– Nếu muốn ăn hoa quả, hãy chọn ăn những loại quả như ổi, táo, bưởi, lê, bơ, …

– Nếu muốn ăn sữa chua ngọt, hãy mua sữa chua không đường, sau đó trộn thêm một ít đường cỏ ngọt.

– Nếu muốn uống cà phê sữa, hãy dùng cà phê decaf (cà phê tách cafein), sữa tươi không đường và đường dành cho người tiểu đường để pha.

 

Người bệnh tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt thay cho cơm trắng

 

Phân chia bữa ăn thông minh

   Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu như người bình thường ăn thành 3 bữa thì người bệnh nên chia thành 6 bữa ăn với 3 bữa chính và 3 bữa phụ:

  • Bữa sáng: Nên bổ sung 20% tổng năng lượng trong 1 ngày.
  • Bữa phụ sáng: Nên bổ sung 10% tổng năng lượng trong 1 ngày.
  • Bữa trưa: Nên bổ sung 25% tổng năng lượng trong 1 ngày.
  • Bữa phụ chiều: Nên bổ sung 10% tổng năng lượng trong 1 ngày.
  • Bữa tối: Nên bổ sung 25% tổng năng lượng trong 1 ngày.
  • Bữa phụ tối: Nên bổ sung 10% tổng năng lượng trong 1 ngày.

Cách phân chia như trên sẽ giúp người bệnh không bị tụt đường huyết quá mức khi xa bữa ăn và không bị tăng vọt lượng đường trong máu sau khi ăn.

 

Người bệnh tiểu đường nên có các bữa ăn phụ xen giữa các bữa ăn chính

 

Lựa chọn phương pháp điều trị thông minh

   Sử dụng thuốc tây để hạ đường huyết là điều kiện bắt buộc với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các thuốc điều trị tây y chỉ giúp hạ đường huyết, không giúp lượng đường trong máu ổn định và phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh.

   Vì vậy, để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng thì người bệnh tiểu đường nên kết hợp giữa việc dùng thuốc tây và uống đều đặn BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày.

 

Sản phẩm BoniDiabet của Mỹ +

 

   Sản phẩm này có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, mang đến tác dụng toàn diện như sau:

Giúp hạ đường huyết sau 1-2 tháng sử dụng

  BoniDiabet + có các thảo dược giúp hạ đường huyết nổi tiếng như dây thìa canh, hạt methi và mướp đắng. Chúng tác động theo nhiều cơ chế như kích thích tuyến tụy sản sinh insulin và tăng hoạt lực của chúng; giảm tốc độ hấp thu đường tại ruột; giảm tân tạo đường từ gan, từ đó giúp lượng đường trong máu được giảm rõ rệt sau khoảng 1-2 tháng sử dụng.

Giúp giảm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

   BoniDiabet + có rất nhiều thành phần giúp ổn định đường huyết, giảm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường một cách toàn diện, cụ thể:

– Các nguyên tố vi lượng là kẽm, selen, chrom, magie: Giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.

– Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, phòng ngừa tai biến mạch máu não

– Vitamin C: giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.

– Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.

– Lô hội: Giúp về thương mau lành, góp phần giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.

– Quế: Giúp giảm mỡ máu, góp phần phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.

   Nhờ các thành phần và công dụng như trên, BoniDiabet + sẽ giúp đưa được đường huyết về an toàn, ổn định lượng đường trong máu, giảm và phòng ngừa biến chứng của bệnh trên tim, thận, mắt, thần kinh… Khi đó, việc ăn uống của người bệnh cũng trở nên thoải mái hơn, bớt phải kiêng khem hơn.

   Như vậy, khi bị tiểu đường, bạn cần biết đến 3 loại đường dành cho người tiểu đường cũng như những phương pháp giúp kiểm soát tốt đường huyết kể trên. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà