Nội dung chính
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là lượng đường tăng cao trong máu. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh có thể bị hạ đường huyết quá mức. Bởi thế nên nhiều người cho rằng, hạ đường huyết cũng là một triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vậy thực tế, hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết ngay dưới đây!
Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không?
Triệu chứng hạ đường huyết là như thế nào?
Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) tức là nồng độ glucose trong máu dưới 70 miligam mỗi decilit (mg/dL), hoặc 3.9 millimole mỗi lít (mmol/L).
Bạn có thể nhận biết tình trạng hạ đường huyết thông qua các triệu chứng như:
– Run rẩy.
– Chóng mặt.
– Đổ mồ hôi.
– Đói.
– Tim đập nhanh.
– Không có khả năng tập trung.
– Lú lẫn.
– Khó chịu hoặc ủ rũ.
– Lo lắng hay hồi hộp.
– Đau đầu.
Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng hạ đường huyết quá mức có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật hoặc bất tỉnh.
Người bị hạ đường huyết thường đau đầu, chóng mặt, run rẩy
Hạ đường huyết thường gặp ở người bệnh tiểu đường dùng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết. Ngoài ra, những bệnh nhân không bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể hoặc uống rượu cũng dễ gặp tình trạng này. Vậy hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không?
Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không?
Thực tế, tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ở những người không mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể họ không có khả năng ổn định lượng đường trong máu hoặc do sản xuất quá nhiều insulin sau khi ăn. Tuy nhiên, trường hợp này ít gặp hơn so với tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường.
Tuy ít gặp nhưng chúng ta không thể khẳng định người bị hạ đường huyết có mắc bệnh tiểu đường hay không. Để nhận biết bệnh này, bạn cần dựa vào các dấu hiệu cụ thể ở phần tiếp theo.
Hạ đường huyết có thể gặp ở người không mắc bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Để nhận biết bệnh tiểu đường, bạn nên dựa trên các dấu hiệu dưới đây:
– Khát nước nhiều: Người bệnh gần như lúc nào cũng cảm thấy khát, cho dù mới uống rất nhiều nước, trong đó đa số sẽ thèm nước ngọt hơn nước khoáng.
– Tiểu nhiều: Số lần đi tiểu tăng lên nhiều lần so với bình thường. Một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Khi bạn đi tiểu liên tục, nhiều hơn bình thường kèm theo hiện tượng khát nhiều thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường và đi khám sớm.
– Đói nhiều: Luôn có cảm giác đói, thèm đồ ăn ngọt, ăn nhiều và liên tục cho dù chưa đến bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường thường cảm thấy đói và thèm ăn đồ ngọt
– Gầy nhiều: Tuy ăn nhiều, ăn liên tục và ăn nhiều đồ ngọt nhưng cân nặng không tăng mà còn bị sụt giảm đi nhanh chóng. Trong vòng khoảng 2-3 tháng, người bệnh thường sẽ sụt đến 5-6 kg, thậm chí là sụt nhiều hơn.
– Mệt mỏi, uể oải: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sức lao động bị giảm sút cho dù ăn nhiều, uống nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ.
– Thị lực bị kém đi: Mắt mờ hơn, nhìn không rõ mọi vật, có khoảng tối trong tầm nhìn.
– Có các dấu hiệu trên da: Da của người bệnh bị khô, ngứa và dễ bị sạm.
Khi có các dấu hiệu kể trên, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hạ đường huyết dựa theo tình trạng bệnh cũng như thể lực của bệnh nhân. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc tây y, người bệnh lại dễ bị hạ đường huyết quá mức. Vậy phải làm sao để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường?
Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người tiểu đường
Để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết ở người tiểu đường, bạn cần thực hiện tốt những việc sau:
– Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều các thuốc hạ đường huyết.
– Theo dõi lượng đường trong máu: Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn nên kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu mỗi ngày. Cách này sẽ giúp bạn nắm bắt được chỉ số đường huyết có an toàn hay không, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời.
Theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày là việc làm rất quan trọng
– Đừng bỏ qua các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ: Nếu dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường đường uống, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể về số lượng và thời gian của các bữa ăn.
– Nếu tăng cường hoạt động thể chất, bạn nên bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống.
– Không uống rượu.
– Ghi chú lại các phản ứng gây hạ đường huyết và tránh những phản ứng đó.
– Sử dụng sản phẩm có nguyên tố vi lượng để ổn định chỉ số đường huyết: Các loại thuốc tây y dễ gây hạ đường huyết ở người tiểu đường. Vì vậy, bạn nên sử dụng thêm giải pháp giúp ổn định đường huyết ở ngưỡng an toàn, giảm liều thuốc tây y để tránh tác dụng phụ. Khoa học hiện đại đã chứng minh các nguyên tố vi lượng như kẽm, magie, crom, selen… có tác dụng tốt không chỉ giúp hạ mà còn ổn định lượng đường trong máu.
Các nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt với người bệnh tiểu đường
Hiện nay những nguyên tố đó đã được các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals kết hợp với thảo dược thiên nhiên tạo thành công thức toàn diện trong sản phẩm BoniDiabet +.
BoniDiabet + – Giải pháp vàng dành cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 nhờ công thức toàn diện, kết hợp tinh tế giữa các nguyên tố vi lượng với thảo dược và các thành phần giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.
Thành phần cụ thể của BoniDiabet + bao gồm:
– Magie: Giúp giảm đề kháng insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết, làm giảm nguy cơ mắc biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2., giảm nguy cơ hạ đường huyết quá mức
– Kẽm, Crom: Kẽm và Crom phối hợp cùng insulin giúp glucose dễ dàng vào trong tế bào, từ đó giúp hạ glucose máu, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch và võng mạc.
– Selen: Giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng trên tim và thận.
– Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Giúp hạ đường huyết hiệu quả.
– Quế: Giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, cùng với lô hội giúp nhanh lành vết thương cho người bệnh.
– Vitamin C, acid folic và acid alpha lipoic: Giúp tăng cường tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Công thức đột phá của BoniDiabet +
Chất lượng và hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào với người dùng.
Khi chỉ số đường huyết ổn định, người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ để giảm bớt liều thuốc tây y, giảm các tác dụng phụ cũng như phòng ngừa nguy cơ hạ đường huyết.
BoniDiabet + – Người bạn đồng hành của hàng vạn bệnh nhân tiểu đường
Sau hơn 10 năm được công ty Botania phân phối trên thị trường, sản phẩm BoniDiabet + đã trở thành người bạn đồng hành của hàng vạn người bệnh tiểu đường, giúp họ sống vui khỏe mỗi ngày.
Như trường hợp của bác Đào Xuân Sổ, 68 tuổi, trú tại số nhà 5, ngõ 111, đường Bình Minh, phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, điện thoại: 0913.255.889.
Bác Đào Xuân Sổ vui mừng chia sẻ sản phẩm BoniDiabet +
Bác không biết bản thân mắc bệnh tiểu đường từ lúc nào. Khi để ý thì đã thấy cơ thể đổi khác nhiều lắm, người mệt mỏi, háo nước và rất thèm nước chanh đường. Lạ ở chỗ là bác ăn nhiều nhưng vẫn đói và ngày càng gầy. Bác đi khám thì bác sĩ mới kết luận bị tiểu đường, chỉ số đường huyết lúc đói lên tới 17.3 mmol/l rồi. Bác Sổ dùng thuốc tây đều đặn nhưng đường huyết nó cứ lên xuống thất thường, có lần bị hạ đường huyết, bác bủn rủn hết cả tay chân, hoa mắt chóng mặt. May thay có BoniDiabet + của Mỹ, bác dùng được 3 tháng thì đường huyết đã ổn định ở 6.8 mmol/l mà không bị hạ quá. Người khỏe mạnh, không thèm ăn hay khát nhiều như trước, cân nặng bác cũng đã tăng trở lại. Thấy bệnh ổn định, bác sĩ cũng giảm phần lớn liều thuốc tây cho bác sổ mà chỉ số đường huyết vẫn tốt như vậy.
Chú Nguyễn Thiện Chức 63 tuổi, ở tổ 1A khu phố 1, phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, điện thoại: 0962.239.013
Chú Nguyễn Thiện Chức – 63 tuổi
Chú bị bệnh tiểu đường tuýp 2 gần 5 năm rồi. Thời gian đầu khi chú biết mình bị bệnh, chỉ số đường huyết đã lên đến 18,5 mmol/L. Chú được bác sĩ cho dùng insulin và thuốc uống nhưng đường huyết vẫn hay bị dao động thất thường lúc 8,1 mmol/L, lúc lại tụt xuống 3,8 mmol/L. Từ khi bị bệnh, sức khỏe của chú yếu dần, chân tay tê bì, mắt mờ nhìn không rõ nữa.
Nhờ có BoniDiabet + của Mỹ mà chú đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe trước kia. Sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đường huyết của chú đã ổn định hơn, chỉ ở quanh mức 7-7,5mmol/L thôi. Sau 5 tháng kiên trì sử dụng, đường huyết luôn được duy trì ở khoảng 5,8-6,3mmol/L. Giờ đây bác sĩ đã giảm insulin cho chú rồi, chỉ dùng BoniDiabet + với 1 viên thuốc tây thôi mà đường huyết vẫn luôn ổn định như vậy, chân tay hết hẳn tê bì, mắt nhìn sáng rõ hẳn ra.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết hạ đường huyết có phải bị tiểu đường không. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh lý này, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Khi đã xác định bị bệnh tiểu đường, bạn hãy để BoniDiabet + của Mỹ giúp bạn đẩy lui căn bệnh này nhé. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY