Nội dung chính
“Tiểu đường khổ lắm con ơi!”, đó là lời than thở của bác Hoàng Thị H. ở Quế Võ, Bắc Ninh sau khi phát hiện ra mình bị tiểu đường. Khổ sở không chỉ bởi căn bệnh mãn tính, nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tới tính mạng mà còn bởi chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Bác H. rất thích ăn hoa quả nên tới mùa nhãn vừa rồi, mặc dù đã cố kìm lòng nhưng bác vẫn ăn nhãn một vài lần, kết quả là đường huyết của bác lên rất cao phải nhập viện. Vậy, có phải loại hoa quả nào người bệnh tiểu đường cũng phải kiêng hay không? Nếu ăn được thì người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và những loại trái cây nào tốt cho người bệnh tiểu đường. Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Tại sao người bệnh tiểu đường vẫn nên ăn trái cây?
Nhiều người bệnh tiểu đường thường bỏ qua những loại hoa quả, không dám ăn bởi tâm lý lo sợ rằng khi ăn đường huyết sẽ lên cao, khó kiểm soát đường huyết. Nhưng mặc dù trái cây nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa … có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75-95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Thậm chí một số nước tiên tiến hiện nay đã chứng minh được những người bệnh tiểu đường khi sử dụng trái cây vừa có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết, lại làm cho cơ thể không bị thiếu chất – nhất là các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên người bệnh phải lựa chọn được các loại trái cây thích hợp.
Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?
Có rất nhiều những loại trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể ăn mà không lo đường huyết tăng, mà ngược lại còn cực kỳ tốt với cơ thể, đó là những loại trái cây như:
– Bười: Bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa naringenin – một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Không nên lựa chọn những loại bưởi có vị ngọt hoàn toàn như bưởi Diễn mà nên lựa chọn những loại như bưởi da xanh, bưởi năm roi.
– Các loại quả mọng như dâu tây, dâu đen, việt quất, mâm xôi, nho đen: Tất cả các loại quả mọng đều hữu ích với người bệnh tiểu đường, đặc biệt là các loại quả được đề cập ở trên. Chúng là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, kali, mangan, magie, folate, vitamin C, các chất chống oxy hóa… đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
– Các loại như ổi, táo, lê, đào: Các loại trái cây này đều có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin C, A và kali. Riêng táo còn có các hợp chất thực vật có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm kháng insulin, giúp giảm đường huyết.
– Bơ và ô liu: Bơ là nguồn cung cấp chất béo tốt, chất xơ hòa tan, axit amin, vitamin B và các khoáng chất tốt như magie và kali. Tương tự như bơ, oliu cũng cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin A, E và sắt, kẽm, canxi. Bạn có thể sử dụng dầu oliu để trộn trong các món khai vị, như salat rau hoặc phết lên kèm bánh mì.
Bơ là trái cây rất tốt cho người bệnh tiểu đường
– Quả anh đào (cherry): Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Hơn nữa, anh đào chứa có nhiều anthocyanin – loại chất kháng oxy-hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
– Dứa: Được biết đến với các đặc tính chống vi-rút và kháng viêm, dứa là một trong những loại trái cây được khuyên dùng cho người mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của dứa là 56 được cho là an toàn đối với bệnh nhân đái tháo đường.
Người bệnh tiểu đường có uống được nước ép trái cây không?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng nước ép trái cây
Các nhà khoa học không khuyến khích người bệnh sử dụng nước ép trái cây, đây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nguyên nhân là bởi nước ép trái cây làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….
Những lưu ý khi ăn trái cây ở người bệnh tiểu đường
Nhiều loại trái cây được đánh giá là tốt với người bệnh tiểu đường, tuy nhiên khi sử dụng trái cây, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Mỗi người bệnh khác nhau thì khả năng sử dụng trái cây sẽ khác nhau nên không thể áp dụng chế độ ăn của người bệnh này cho người bệnh khác được. Ví dụ như một người 70 tuổi bị tiểu đường 20 năm thì ăn một quả chuối đường huyết sẽ tăng lên cao hơn là một người mới 30 tuổi, mới phát hiện bị tiểu đường. Nguyên nhân bởi người mới mắc bệnh, trẻ tuổi, tuyến tụy vẫn kiểm soát tốt lượng đường, nên không bị đường huyết tăng vọt. Vì vậy việc ăn trái cây còn tùy thuộc vào giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và đối tượng mắc bệnh có sức khỏe như thế nào…
– Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.
– Trái cây khô thì hàm lượng đường sẽ cao hơn trái cây tươi vì thế người bệnh nên lựa chọn trái cây tươi để sử dụng, nếu lựa chọn trái cây khô thì số lượng sử dụng phải giảm đi so với trái cây tươi.
– Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
– Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
– Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
– Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
– Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.
BoniDiabet – Giải pháp giúp ổn định đường huyết từ thảo dược thiên nhiên
Như vậy việc sử dụng trái cây ảnh hưởng trực tiếp tới mức đường huyết trong cơ thể người bệnh theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực tùy thuộc việc người bệnh sử dụng như thế nào. Vậy để việc kiểm soát đường huyết trở nên dễ dàng và đơn giản hơn kể cả khi chế độ ăn uống được nới lỏng, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet.
Tại sao BoniDiabet giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn? nguyên nhân là bởi sự kết hợp của những thành phần ưu việt sau:
– Nhóm thảo dược: Các thảo dược trong BoniDiabet bao gồm dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi… giúp hạ và ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C về ngưỡng an toàn hiệu quả.
– Nhóm nguyên tố vi lượng: đó là các nguyên tố như Magie, kẽm, selen, crom giúp phòng ngừa được các biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh… BoniDiabet cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa nhóm nguyên tố vi lượng này.
– Acid alpha lipoic: Có tác dụng ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, giúp bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận.Giúp chống tác hại trên thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động, hỗ trợ tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thôn qua khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng.
Thành phần của BoniDiabet
Nhờ sự phối hợp của những thành phần trên mang tới những tác dụng toàn diện của BoniDiabet đó là:
– Giúp hạ và ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C về ngưỡng an toàn: Đây được coi là yếu tố tiên quyết để giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh và không lo biến chứng tiểu đường.
– Giúp phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt thần kinh
– Sản phẩm an toàn, không tác dụng phụ.
Tác dụng của BoniDiabet đã được chứng minh
Hiệu quả của BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng tại BV y học cổ truyền Hà Đông do các bác sĩ tại bệnh viện thực hiện trên những bệnh nhân bị tiểu đường, kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như chỉ số HBA1C tốt và khá chiếm tỷ lệ cao 96,67% đặc biệt quá trình kiểm nghiệm đã kết luận: BoniDiabet không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình kiểm nghiệm.
Không những thế, tác dụng của BoniDiabet đã được hàng triệu bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả tốt, như trường hợp của Cô Nguyễn Thị Hồng – (56 tuổi ở thôn Hiệp Đồng, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), điện thoại: 0356.394.304
Lúc mới phát hiện ra tiểu đường, đường huyết của cô đã là 18.1 với triệu chứng đi tiểu nhiều, khát nước, tê buốt các ngón chân, từ 54, 55 cân mà cô sụt còn có 48 cân, người mệt mỏi xanh xao. Dùng cả thuốc tây và tiêm insuin mà đường huyết vẫn là 9-10 còn HBA1C là 9. Nhưng từ ngày dùng BoniDiabet, đường huyết của cô chỉ còn 5,6, HBA1C là 6.0, người khỏe không biến chứng. Đi khám định kỳ, bác sĩ còn giảm cho cô cả thuốc tây và insulin. Bây giờ BoniDiabet cô cũng giảm được từ 4 viên xuống chỉ còn 2 viên mỗi ngày nhưng đường huyết vẫn luôn đẹp như thế, cô mừng lắm.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn biết được người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?, nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet, mời các bạn gọi tới số 1800 1044 hoặc 0984 464 844 giờ hành chính để được các dược sỹ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM:
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY