Nội dung chính
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đây là một bệnh về đường hô hấp không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi trong vòng một vài ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân tiểu đường lại không đơn giản như vậy. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị cảm lạnh, đường huyết của người bệnh lại tăng cao rất khó kiểm soát, thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh… Vậy cụ thể bệnh tiểu đường và cảm lạnh có mối liên hệ gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh tiểu đường và cảm lạnh có mối liên hệ gì?
Bệnh tiểu đường và cảm lạnh có mối liên hệ gì?
Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng glucose huyết cao hơn mức bình thường, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể đề kháng với insulin.
Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh là virus tấn công gây bệnh, trong đó bệnh nhân tiểu đường là một trong những đối tượng dễ bị cảm lạnh nhất.
Lý do là bởi ở bệnh nhân tiểu đường, hệ miễn dịch yếu kém, khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh cũng suy giảm nên dễ bị virus tấn công gây cảm lạnh.
Bệnh nhân tiểu đường hệ miễn dịch kém dễ bị virus tấn công gây cảm lạnh
Bên cạnh đó, bệnh cúm có thể khiến các bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn. Bởi khi bị cảm lạnh, cơ thể sẽ tiết ra các hormone chống nhiễm trùng gây cản trở hoạt động của insulin khiến cho đường huyết tăng cao. Nhưng đôi khi người bệnh lại không muốn ăn do tình trạng mệt mỏi và mất cảm giác ngon miệng khiến đường huyết hạ đột ngột. Việc đường huyết lên xuống thất thường sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
– Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Đường huyết tăng cao có thể dẫn đến biến chứng nhiễm toan ceton, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
– Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Đường huyết tăng cao khi bị cảm lạnh có thể dẫn tới biến chứng hôn mê đái tháo đường. Đây cũng là một biến chứng nguy kịch, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao tử vong.
Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải hết sức cẩn thận với bệnh cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hay thay đổi thất thường.
Khi bị cảm lạnh, người bệnh tiểu đường cần làm gì?
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, khi bị cảm lạnh, đường huyết của bệnh nhân tiểu đường có thể tăng cao bất thường. Vì thế người bệnh tiểu đường bị cảm lạnh cần kiểm tra đường huyết ít nhất 3-4 giờ /lần. Nếu đường huyết không gần với mục tiêu thì bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để điều chỉnh thuốc tây y.
Người bệnh tiểu đường khi bị cảm lạnh nên kiểm tra đường huyết ít nhất 3-4 giờ/lần
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường có một số triệu chứng sau: ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, người đau nhức nhẹ, sốt nhẹ, mất vị giác, chảy nước mắt, sưng hạch bạch huyết….Các triệu chứng mệt mỏi này thường khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, không muốn ăn. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên cố gắng dung nạp cho cơ thể khoảng 15 gam carbs/ giờ từ các thực phẩm như cháo, yến mạch, sữa…
Bên cạnh đó, người bệnh nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là trong trường hợp bị sốt, nôn mửa hay tiêu chảy.
Sử dụng thuốc
Người bệnh tiểu đường bị cảm cúm có thể sử dụng một số loại thuốc cảm không kê đơn nhưng cần tránh các sản phẩm chứa nhiều đường như thuốc nhỏ hoặc thuốc dạng lỏng. Tốt nhất là người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng một số loại thuốc cảm không kê đơn
Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà bệnh vẫn không đỡ, người bệnh sốt kéo dài hơn 5 ngày, khó thở hoặc thở khò khè hay đau họng, đau đầu nghiêm trọng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa cảm lạnh cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách nào?
Hiện nay vẫn chưa có loại vắc-xin phòng ngừa cảm lạnh. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
– Rửa tay thường xuyên: Người bệnh nên làm sạch tay thường xuyên với nước rửa tay để tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus bám trên tay.
– Khử trùng đồ đạc trong nhà sạch sẽ.
– Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh: Bệnh nhân bị nhiễm virus gây cảm lạnh có thể lây truyền sang cho người khác thông qua tiếp xúc, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với họ để giảm nguy cơ bị lây nhiễm.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên tập thể dục sẽ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể lực, giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
– Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường: Đường huyết tăng cao trong thời gian dài hoặc lên xuống thất thường sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, sức khỏe ngày càng giảm sút, dễ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, việc duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn là điều rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường.
Giải pháp nào giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tối ưu?
Theo TS.BS Nguyễn Trí Bình – Bệnh viện lão khoa TW:
“Để kiểm soát đường huyết ổn định, người bệnh cần:
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý tăng hay giảm hay bỏ thuốc tây y.
– Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, giảm tinh bột, đường, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả ít ngọt, hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
– Sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Sản phẩm này chứa nhiều thảo dược và nguyên tố vi lượng giúp hạ và kiểm soát đường huyết an toàn, hiệu quả.
Khi kết hợp đồng thời ba biện pháp này, bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát, sức khỏe sẽ được tăng cường, hạn chế được nguy cơ cảm lạnh.”.
Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của TS.BS Nguyễn Trí Bình về giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
BoniDiabet +– Món quà từ thiên nhiên dành cho bệnh nhân tiểu đường
BoniDiabet + là sản phẩm có công thức nổi bật so với các sản phẩm hạ đường huyết trên thị trường hiện nay. Mỗi một viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược và nguyên tố vi lượng:
– Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi là những thảo dược kinh điển giúp hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu, giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch; lô hội giúp các vết thương và vết loét chóng lành.
– Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, crom, magie, selen. Các thành phần này tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, giúp tăng độ nhạy và điều hòa hoạt động của insulin trong cơ thể, điều này giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh,…
– Nhóm vitamin và dưỡng chất: Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.
Công thức đột phá của BoniDiabet +
Đặc biệt, BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao khoảng 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.
Nhờ có công thức toàn diện và phương pháp bào chế hiện đại như vậy, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường.
Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đã tin tưởng lựa chọn và rất hài lòng về sản phẩm BoniDiabet +. Dưới đây là những chia sẻ của khách hàng đã sử dụng BoniDiabet +:
Cô Nguyễn Thị Hồng (56 tuổi), ở thôn Hiệp Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Cô Nguyễn Thị Hồng – 56 tuổi
“Cô bị tiểu đường tuýp 2 cũng 5, 6 năm nay rồi. Lúc cô mới phát hiện bệnh thì mức đường huyết đã lên tới 18,1 mmol/L. Cô giảm từ 55kg xuống còn 48kg, người lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay tê buốt. Cô được bác sĩ chỉ định tiêm insulin kèm thuốc uống thì đường huyết về được 7,2 mmol/L nhưng một thời gian sau đường huyết lại tăng lên 9-10 mmol/L, HbA1c cũng trên 9%. Từ ngày mắc căn bệnh này, sức khỏe của cô cũng suy giảm nhiều lắm, hay ốm hơn, cứ giao mùa hay trái gió trở trời là cô lại bị cảm lạnh, ho, sổ mũi liên tục”.
“Nhờ có BoniDiabet + mà giờ đây cô có thể chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường. Chỉ sau 1 tháng sử dụng sản phẩm này, đường huyết của cô đã giảm và ổn định quanh mức 7 chấm. Sau 3 tháng cô đi đo lại HbA1c chỉ còn 6%, đường huyết về mức an toàn 5,6 mmol/L. Người cô cũng khỏe khoắn hẳn ra, không còn hay ốm vặt, cảm lạnh như trước nữa, tình trạng tê buốt chân tay cũng không còn. Đến giờ, cô dùng BoniDiabet + cũng được 6 năm rồi, đường huyết lúc nào cũng ổn định ở mức an toàn mà chẳng gặp bất kỳ tác dụng phụ gì. BoniDiabet + hay thật đó!”
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường và cảm lạnh có mối liên hệ gì?”, đồng thời biết thêm sản phẩm BoniDiabet + giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Sụt cân nhanh là bệnh gì? Phải làm sao khi gặp tình trạng này?
- Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin trước ăn hay sau ăn?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY