Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường chiếm đến 80% tỷ lệ tử vong

Nội dung chính

 

biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường

    Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra số liệu ước tính đáng kinh ngạc về biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, đó là: 80% các trường hợp đái tháo đường tử vong là do biến chứng trên tim, mạch máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần.

Tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường

Đái tháo đường được biết đến như một yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch vành, động mạch đùi và động mạch não. Nghiên cứu ở những người tai biến mạch máu não đã khẳng định nguy cơ tai biến mạch máu não tăng lên ở những người bệnh tiểu đường:

+Tại Hoa Kỳ, trong giai đoạn từ 1976 đến 1980, những người bị tiểu đường có tỷ lệ tai biến mạch máu não tăng lên từ 2,5 đến 4 lần so với người có hàm lượng đường trong máu bình thường.

+Nghiên cứu đàn ông Nhật Bản sống tại quần đảo Hawai đã cho thấy tiểu đường là nguyên nhân làm tăng gấp 2 lần nguy cơ tắc nghẽn mạch.

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với tai biến mạch máu não  của WHO cho thấy: bệnh tiểu đường là yếu tố làm tăng 1,8 lần ở nam giới và 2,2 lần ở nữ giới về nguy cơ tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường là do không khống chế được hàm lượng đường trong máu mà gây ra. Trong các tai biến mạch máu do đái tháo đường gây ra thì tai biến mạch máu não chiếm đại đa số ở những người có tiểu sử thiếu máu (88,8%).

Triệu chứng lâm sàng của biến chứng này cũng giống như trường hợp xuất huyết não bình thường như: đau đầu, chóng mặt, chân tay tê dại, nếu nặng hơn có thể dẫn tới bại liệt, uy hiếp đến tính mạng.

Xem thêm: 5 bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bị tiểu đường

Đái tháo đường và bệnh tim

Bệnh tim do tiểu đường gây ra thường biểu hiện ở 3 thể trạng là: co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim và nhịp tim rối loạn.

Biểu hiện lâm sàng ở người bệnh tiểu đường mắc bệnh tim cũng không khác người thường là bao. Các triệu chứng này bao gồm: những cơn co thắt tại vùng ngực, xơ cứng cơ tim, rối loạn nhịp tim, tim đập yếu.

Đặc điểm của người bệnh đái tháo đường có kèm bệnh co thắt động mạch vành là bệnh tim phát tương đối sớm, không có dấu hiệu thật điển hình và rất dễ gây xơ cứng cơ tim. Bệnh phát triển với tốc độ khá nhanh và tỷ lệ tử vong cũng rất cao.

Những người đã bị tiểu đường một thời gian dài thường mắc thêm chứng bệnh thần kinh tim nên hay bị những cơ đau thắt nhưng nếu cơ tim đã bị xơ cứng thì lại không cảm thấy đau lắm. Điều này lại càng nguy hiểm đến tính mạng. Khi cơ tim bị xơ cứng, chỗ xơ bị lan ra trên một diện tích rộng do đó dễ làm suy sụp tính năng hoạt động của cơ tim, lúc đó nhịp tim hoàn toàn rối loạn.

Quá trình trao đổi chất của cơ tim bị rối loạn, chức năng làm việc của cơ tim bị suy giảm làm cho người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn làm gì nữa, tim trở nên to ra, luôn hồi hộp và lo lắng, có lúc lên cơn co thắt.

Trường hợp nghiêm trọng tim có thể bị dừng đột ngột hoặc nhịp đập rối loạn bất thường dẫn đến đột tử.

Tai biến động mạch chi dưới của người tiểu đường

Động mạch chi dưới của bệnh nhân tiểu đường dễ bị xơ cứng, thậm chí là bị tắc nghẽn. 

Giai đoạn đầu bệnh thường xuất hiện ở cẳng chân, bàn chân khiến cho bệnh nhân có cảm giác rất khó tả, lúc chân như tê dại, lúc lạnh ngắt, lúc thì có cảm giác như yếu ớt, không đứng vững. Bệnh sẽ kéo dài một thời gian rồi nặng dần, khi đó dù đang nghỉ ngơi cũng cảm thấy mệt mỏi, nhức nhối, ống chân, bàn chân đều đau nhói.

Vào thời gian này cũng có thể bệnh thần kinh ngoại biên biến chứng do thiếu máu, các mao mạch ở dưới da bị trục trặc… Tất cả kết hợp lại làm bệnh càng trở nên trầm trọng.

Biến chứng mạch máu ngoại vi do bệnh tiểu đường

biến chứng mạch máu bệnh tiểu đường

 Biến chứng tiểu đường thường xảy ra ở các mạch máu nhỏ và hẹp làm giảm dòng máu tới chân. Việc kém máu nuôi làm cho da trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị loét và nhiễm trùng.

Các biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết như thay đổi màu sắc da, lạnh hoặc tê bì hai chân, đau chân lúc nghỉ ngơi…

Nguy hiểm hơn, nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại biên sẽ làm vết thương khó liền sẹo. Mặt khác, đường huyết cao cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Chính vì vậy, những vết thương rất dễ bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử và nếu muốn chặn sự hoại tử ăn sang các khu vực khác thì chỉ còn cách cắt bỏ phần đó.

Tại sao người bệnh đái tháo đường hay bị máu nhiễm mỡ ?

Người bệnh tiểu đường trong huyết tương có nhiều mỡ, chiếm tỷ lệ đến 50% tổng số người bị bệnh và nguyên nhân xuất phát từ sự rối loạn quá trình chuyển hóa. Cả hai loại bệnh: đái tháo đường và máu nhiễm mỡ đều có ảnh hưởng rất lớn đến mạch máu.

Bệnh tiểu đường làm cho quá trình trao đổi của chất béo trong cơ thể hoàn toàn bị rối loạn dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là phá vỡ mạch máu gây  xuất huyết ở các bộ phận. Từ đó có thể xảy ra tai biến mạch máu não, xuất huyết não, co thắt cơ tim, hoại tử các chi dưới.

Giải pháp nào giúp triệt tiêu biến chứng trên  tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được glucose huyết là giảm được biến chứng tim mạch. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường tại  Anh năm 2018 được thự hiện trên 5000 bệnh nhân tiểu đường type 2 cho thấy, nhóm giảm glucose huyết tích cực cũng giảm các biến chứng liên quan khoảng 25% so với nhóm điều trị không tích cực. Nghiên cứu ở bệnh nhân tiểu đường type 1 cũng cho kết quả tương tự, nhóm bệnh nhân được điều trị giảm glucose huyết tích cực có biến chứng mạch máu nhỏ ít hơn nhóm điều trị giảm glucose huyết kém tích cực.

Như vậy, các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân tiểu đường là rất nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Nhưng việc giảm Glucose huyết tốt sẽ giúp phòng ngừa biến chứng. 

 

BoniDiabet – Công thức đặc biệt giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Các nguyên tố vi lượng vô cùng quan trọng với bệnh nhân tiểu đường là Magie, kẽm, selen và crom. Chúng là thành phần chính trong các enzyme chuyển hóa đường, được nghiên cứu rất nhiều trong các thử nghiệm lâm sàng về khả năng giúp hạ, ổn định và điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường không những trên võng mạc mà còn trên tim, gan, thận, thần kinh…

Khi nguyên tố vi lượng được phối hợp với các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, mướp đắng… sẽ giúp đường huyết hạ an toàn, ổn định hơn và giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. Không những nâng cao khả năng phòng ngừa biến chứng mà còn giảm nhẹ được biến chứng nếu mắc phải.

Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm BoniDiabet nhập khẩu từ Mỹ và Canada là sản phẩm duy nhất có sự phối hợp toàn diện của tất cả các thành phần trên. BoniDiabet không những giúp hạ và ổn định đường huyết, mà còn giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường đặc biệt là biến chứng trên tim mạch. Đồng thời BoniDiabet còn giúp giảm cholesterone và lipid máu.

Bệnh nhân tiểu đường nên uống BoniDiabet mỗi ngày 4-6 viên, sử dụng lâu dài.

BoniDiabet cũng nhận được sự đánh giá, công nhận của người tiêu dùng và các chuyên gia y tế. Năm 2014 và 2018 BoniDiabet vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, năm 2018, công ty Botania phân phối sản phẩm BonDiabet cũng vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 – Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP.Hà Nội cùng các cơ quan chức năng khác trao tặng.

BoniDiabet – Không còn nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường.

XEM THÊM: Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà