Cách giảm tê bì chân tay cho người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Nội dung chính

 

   Đái tháo đường không phụ thuộc insulin còn được biết đến với tên gọi là bệnh tiểu đường type 2. Đây là một bệnh mãn tính đặc trưng bởi tình trạng rối loạn đường huyết. Chính vì điều này, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu, trong đó có tình trạng tê bì chân tay. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu cách giảm tê bì chân tay cho người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin nhé!

 

Cách giảm tê bì chân tay cho người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

 

Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

   Đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tên gọi khác của tiểu đường type 2. Đây là tình trạng tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc vẫn sản xuất đủ insulin nhưng cơ thể lại sử dụng chúng không hiệu quả, hay còn được gọi là đề kháng insulin.

   Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, đường huyết trong máu tăng cao hoặc lên xuống thất thường. Đây chính là lý do khiến người bệnh tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, thèm ăn, hay tê bì chân tay.

   Tê bì chân tay là một dấu hiệu đặc trưng của tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Điều này xảy ra là do đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh.

   Các dây thần kinh đi từ cột sống đến các ngón chân sẽ bị ảnh hưởng trước tiên vì chúng là các dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Do đó, người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường cảm thấy tê bì ở đầu ngón chân đầu tiên, sau đó mới đến bàn chân, cánh tay, bàn tay.

   Ngoài ra, trong hệ thống dây thần kinh, các bao myelin có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức. Bên cạnh đó, tổn thương thần kinh ở người mắc đái tháo đường không phụ thuộc insulin còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Vậy, những vấn đề này là gì?

 

Đường huyết cao làm hư hại mạch máu và các dây thần kinh

 

Tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin gây ra vấn đề gì?

   Như đã đề cập đến, tình trạng tê bì tay chân chỉ là một dấu hiệu của tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Cùng với đó, người bệnh còn gặp phải những vấn đề khác như: Da khô ngứa, bong tróc, cảm thấy lạnh đầu chi, dễ bị bầm tím chân tay,…

   Khi các sợi trục thần kinh càng ngày càng bị tổn thương nhiều, tình trạng này cũng sẽ tăng dần mức độ như: Ngứa ran, đau như có kim châm, bỏng rát, chuột rút, mất cảm giác,…

   Có rất nhiều trường hợp, người bệnh tiểu đường bị mất cảm giác, chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau. dẫn đến không phát hiện mình bị thương. Điều này sẽ khiến người bệnh phát hiện các vết thương muộn, làm cho chúng dễ bị nhiễm trùng.

  Cùng với đó, đường trong máu cao, lượng đường đến các chi giảm, hệ miễn dịch làm việc không hiệu quả sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng khó điều trị. Các vết thương sẽ rất khó lành, dẫn đến viêm nhiễm, lở loét lan rộng, thậm chí là hoại tử. Nhiều người không được chữa trị kịp thời đã phải cắt cụt ngón tay, ngón chân, thậm chí là bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối, nghiêm trọng hơn là tàn phế suốt đời.

 

Các vết thương ở người bệnh tiểu đường rất khó lành

 

   Ngoài ra, biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin còn có thể gây ra những vấn đề khác như:

– Giảm hoặc tăng hoạt động bàng quang. Bàng quang tăng hoạt động sẽ khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần, tiểu không không kiểm soát. Bàng quang giảm hoạt động gây bí tiểu, tiểu không hết.

– Ảnh hưởng đến hệ sinh dục. Nam giới bị rối loạn cương dương, liệt dương. Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, khô âm đạo, giảm cảm giác vùng bẹn.

– Ảnh hưởng đến tiêu hóa như: Khó nuốt, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

   Vậy, người bệnh tiểu đường cần làm gì để khắc phục tình trạng tê bì chân tay, cũng như các biến chứng thần kinh khác?

 

Cách giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh do đái tháo đường không phụ thuộc insulin

   Với người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tình trạng tê bì tay chân hay bất cứ tổn thương thần kinh nào khác cũng đều khiến cho họ gặp phải nhiều bất tiện trong cuộc sống.

   Để khắc phục tình trạng tê bì tay chân, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên xoa bóp và vận động chân để giúp tăng cường lưu thông máu, không nên ngâm chân nước nóng vì có thể gây khô da, bỏng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

   Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh phải kiểm soát đường huyết ở mức an toàn. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần:

Ăn uống hợp lý

   Người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như: Cơm trắng, bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt,… Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm ít làm tăng đường huyết như: Ngũ cốc nguyên cám, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt,…

   Đồng thời, người bệnh nên thay thế chất béo từ động vật,… bằng các loại dầu thực vật để tránh làm tăng mỡ máu. Trong mỗi bữa ăn, bạn nên ăn nhiều rau củ, chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu đường tại ruột.

 

Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn hợp lý

 

Tập thể dục đều đặn

   Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo là nên dành thời gian cho các hoạt động thể lực. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết tốt hơn và tránh bị thừa cân, béo phì.

Sử dụng thảo dược

   Sử dụng thảo dược cũng là một biện pháp được nhiều người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin áp dụng. Các loại thảo dược này có thể kể đến như:

– Dây thìa canh có tác dụng giúp giảm đường huyết hiệu quả nhờ ức chế hấp thu glucose ở ruột, giảm tân tạo đường tại gan, tăng sản xuất và tăng hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại mô cơ.

– Hạt methi có chứa hoạt chất 4-hydroxyisoleucine giúp tăng tiết insulin, galactomannan giúp giảm đề kháng insulin và tái hấp thu glucose từ ruột và trigonelline giúp cải thiện sự tái tạo tế bào beta tuyến tụy.

 

Dây thìa canh giúp  giảm đường huyết

 

   Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ chính là sản phẩm có chứa tất cả những thảo dược này, cùng với nhiều thành phần khác, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường một cách toàn diện.

 

BoniDiabet + – Giải pháp kiểm soát bệnh tiểu đường toàn diện

   BoniDiabet + có chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên và các dưỡng chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:

– Giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ có: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.

– Giúp phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường với kẽm, crom, selen, magie, vitamin C, acid folic, acid alpha lipoic, quế, lô hội. Trong đó:

+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ổn định, giảm và phòng ngừa các biến chứng trong đó có tê bì chân tay.

+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.

+ Quế chi giúp hạ mỡ máu và lô hội giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   BoniDiabet + đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của vô số khách hàng. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:

   Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội

   Cô Thành chia sẻ: “Cô bị bệnh tiểu đường type 2 cũng được 7, 8 năm nay rồi. Lúc mới phát hiện, chỉ số đường huyết của cô là 7,6 mmol/l và phải uống thuốc tây do bác sĩ chỉ định. Sau 1 tháng, cô đo lại thì đường huyết còn 6.5 mmol/l. Nhưng vài tháng sau, đường huyết của cô lại lên xuống rất thất thường, có lúc lên tới 9,2 mmol/l. Người cô lúc nào cũng thấy uể oải, mệt mỏi, tê bì tay chân, mắt không nhìn rõ. Không những vậy, chỉ số mỡ máu của cô lúc nào cũng cao hơn bình thường dù đã kiêng khem đầy đủ.”

   “Cô biết được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô mua về dùng thử, sau 1 tháng sử dụng kết hợp với thuốc tây, cô đo lại đường huyết thì còn có 6 mmol/l, chỉ số mỡ máu cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Thấy vậy, cô kiên trì dùng tiếp, sau 4 tháng, đường huyết của cô luôn ổn định dưới mức 6 mmol/l, mỡ máu cũng ổn định nên được bác sĩ giảm liều thuốc tây rồi. Tình trạng tê bì chân tay cũng không còn nữa, cô ăn uống tốt, vận động thường xuyên, người khỏe khoắn lắm.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về cách giảm tê bì chân tay cho người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. BoniDiabet + sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết, từ đó giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà