Nội dung chính
Nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và muốn giữ được đôi mắt sáng thì nên theo dõi bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường và đưa ra giải pháp giúp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cách phòng ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Giải thích cơ chế gây biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt, đường huyết tăng cao kéo dài hoặc lên xuống thất thường sẽ sinh ra nhiều chất oxy hóa làm tổn thương dây thần kinh và thành mạch máu trên toàn bộ cơ thể, trong đó có hệ thống mạch máu ở mắt.
Nồng độ đường trong máu cao sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu gây tổn thương hệ thống vi mạch tại nhãn cầu, sưng tấy các mô mắt, tạo sẹo hoặc áp lực cao trong mắt, từ đó dẫn đến các biến chứng như: Tăng nhãn áp, bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể…
Đường huyết tăng cao tạo nên những bất thường ở mạch máu của mắt
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường thường có biểu hiện sớm, người bệnh có thể nhìn mờ đi, như có tấm mành che trước mặt. Nếu có biện pháp điều trị kịp thời, kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ mạch máu ở nhãn cầu thì chúng sẽ được cải thiện tốt. Còn nếu không điều trị hiệu quả, các tổn thương ban đầu sẽ tiến triển thành biến chứng nặng ở mắt, cuối cùng là gây mù và mất khả năng nhìn nhận vĩnh viễn.
Các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Có nhiều loại biến chứng mắt của bệnh tiểu đường, đó là:
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Phù hoàng điểm
Hoàng điểm là vùng trung tâm của võng mạc, đảm nhiệm chức năng giúp con người nhìn rõ nét và là phần quan trọng nhất của võng mạc. Tình trạng tích tụ dịch trong hoàng điểm, khiến nó dày và sưng lên, người bệnh có tầm nhìn bị biến dạng thì được gọi là phù hoàng điểm.
Ở bệnh nhân đái tháo đường, hệ mạch trong võng mạc bị tổn thương, tắc nghẽn vi mạch và rò rỉ dịch, từ đó làm tích tụ dịch và gây phù hoàng điểm. Biến chứng này ban đầu thường không có những biểu hiện quá rõ ràng. Nhưng đến khi lượng dịch tăng lên một mức nào đó, mắt sẽ không còn khả năng phân biệt màu sắc, nhìn vật thể xung quanh bị biến dạng, nhìn mờ, đục, mất thị lực thành từng mảng.
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Phù hoàng điểm
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Tăng nhãn áp
Khi áp lực trong mắt đủ lớn để gây tổn thương thần kinh thị giác, người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng tăng nhãn áp. Các dấu hiệu của biến chứng này còn tùy thuộc vào loại tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải:
– Tăng nhãn áp góc mở: Người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi thị lực giảm sút đáng kể. Dấu hiệu đầu tiên thường là mất thị lực một bên mắt và dần dần sẽ là mất thị lực của cả hai mắt.
– Tăng nhãn áp góc đóng: Người bệnh sẽ gặp những cơn đau mắt, đỏ mắt, đau đầu (cùng phía với bên mắt bị ảnh hưởng), tầm nhìn mờ, buồn nôn và nôn.
Biến chứng tăng nhãn áp của bệnh tiểu đường
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Bệnh võng mạc mắt
Võng mạc là lớp chứa tế bào thần kinh phía sau mắt, có chức năng tiếp nhận thông tin hình ảnh và truyền đến não để xử lý. Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết trong máu tăng cao trong thời gian dài khiến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương, thậm chí là tắc mạch máu nhỏ.
Các biểu hiện của bệnh võng mạc tiểu đường gồm vi phình mạch, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù hoàng điểm, thiếu máu hoàng điểm, xuất huyết dịch kính và bong võng mạc co kéo. Bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng cho tới giai đoạn cuối.
Khi bệnh chuyển biến nặng thì sẽ có càng nhiều mạch máu bị tắc nghẽn, các chất dịch thoát ra từ mạch máu sẽ tích tụ nhiều làm lớp võng mạc bị tách ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc mắt do tiểu đường nếu không điều trị sẽ gây mù vĩnh viễn
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường: Bệnh đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể hoạt động như một thấu kính trong suốt của mắt, có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ chúng tại võng mạc. Nhờ vậy, con người có thể nhìn thấy mọi vật.
Ở người bệnh tiểu đường, có nhiều cơ chế khác nhau dẫn đến đục thủy tinh thể. Đó là tăng sản xuất sorbitol nội bào, tăng tích tụ chất này dẫn đến các sợi thủy tinh thể bị thoái hóa và một số cơ chế khác. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như tầm nhìn mờ như sương mù trước mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật, hay mỏi mắt…
Người bệnh tiểu đường có thể bị đục thủy tinh thể
Đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào đó thấy được bệnh tiểu đường nguy hiểm đến mức nào. Vậy nhưng, các biến chứng trên mắt chỉ là một phần nhỏ trong những tác hại mà căn bệnh này gây ra cho cơ thể của bạn.
Những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tiểu đường
Ngoài các bệnh lý trên mắt, người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
– Biến chứng thận: Biến chứng thận do tiểu đường chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường.
– Biến chứng thần kinh: Tê bì chân tay, mất cảm giác, nhịp tim nhanh, tiết nhiều mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương…
– Biến chứng động mạch ngoại vi: Đau cách hồi, đau khi nghỉ, nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô và có thể phải cắt cụt chi.
– Biến chứng động mạch vành: Đau thắt sau xương ức, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở,… Nguy hiểm hơn, sự tổn thương động mạch vành nặng sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh nhân dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Tai biến mạch máu não: Bệnh tiểu đường làm gia tăng tỷ lệ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não. Khi mắc, biến chứng này thường để lại những di chứng nặng nề.
Tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường
Tất cả các biến chứng kể trên đều rất nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh tiểu đường bằng những cách khác nhau.
Biện pháp phòng ngừa và cải thiện biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
Để phòng ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường, bạn cần áp dụng các phương pháp sau đây:
– Kiểm soát tốt đường huyết: Giảm lượng đường trong máu về ngưỡng an toàn, giữ đường huyết ổn định không lên xuống thất thường.
– Có phương pháp bảo vệ vi mạch máu ở mắt và bảo vệ dây thần kinh mắt.
– Kiểm tra mắt định kỳ: Người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần kiểm tra mắt thường xuyên ngay sau khi phát hiện bệnh, còn với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thì là sau khi phát hiện 3-5 năm.
Khi đã có các biến chứng mắt của bệnh tiểu đường, bạn cần:
– Kiểm soát thật tốt đường huyết đồng thời bảo vệ mạch máu, dây thần kinh ở mắt tương tự như khi phòng ngừa biến chứng này.
– Dùng thuốc điều trị: Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng thuốc chống VEGF (thuốc chống tăng sinh mạch máu). Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm trực tiếp thuốc chống VEGF vào dịch kính của mắt.
– Các phương pháp điều trị chuyên sâu khi cần thiết: Với những trường hợp bị biến chứng mắt do tiểu đường nặng, người bệnh sẽ cần phải can thiệp sâu hơn bằng laser hoặc thay dịch kính, thủy tinh thể.
Trường hợp biến chứng mắt của bệnh tiểu đường ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể phải thay thủy tinh thể
Có một nguyên tắc chung để phòng ngừa, cải hiện biến chứng mắt và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường đó là cần kiểm soát tốt đường huyết và bảo vệ vi mạch máu, dây thần kinh hiệu quả. Để làm được điều đó, người bệnh cần:
– Sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý tăng hay giảm liều, đặc biệt là không tự ý bỏ thuốc.
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế thực phẩm giàu tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai, miến…), bánh kẹo, hoa quả ngọt (mít, chuối, na, sầu riêng…), không uống rượu bia… Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả ít đường như bưởi, cam, táo, ổi,..
– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
– Uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên/ngày.
Sản phẩm BoniDiabet +
BoniDiabet + có tác dụng gì?
BoniDiabet + là sản phẩm đến từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP, thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. BoniDiabet + có thành phần toàn diện bao gồm:
– Các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Nhóm thành phần này giúp hạ đường huyết hiệu quả lại an toàn, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch; lô hội giúp các vết thương và vết loét chóng lành.
– Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt vượt trội của BoniDiabet + với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Những nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ đường huyết về an toàn và giữ ổn định, không lên xuống thất thường, từ đó phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.
– Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid: Các thành phần này kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.
BoniDiabet + giúp bạn sống vui, sống khỏe, không lo biến chứng tiểu đường
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Khi sử dụng BoniDiabet +, đường huyết của bạn sẽ được kiểm soát tốt hơn (đưa về an toàn và được giữ ổn định), đồng thời mạch máu và dây thần kinh được bảo vệ trước tác động của đường huyết tăng cao. Tất cả điều đó sẽ giúp bạn sống vui, sống khỏe, không lo biến chứng tiểu đường.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về biến chứng mắt của bệnh tiểu đường. Và để giúp phòng ngừa biến chứng đó hiệu quả, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?
- Xây dựng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường cho người béo phì
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY