Nội dung chính
Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO), tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Do đó, tất cả phụ nữ có thai từ tuần 24-28 nên xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là bao nhiêu thì vẫn là dấu hỏi lớn đối với rất nhiều chị em phụ nữ. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra giải pháp giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Mời các bạn cùng đón đọc!
Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là bao nhiêu?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, từ đó gây tăng đường huyết.
Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ, kiểm tra chỉ số đường huyết thực sự rất quan trọng bởi nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bà mẹ sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc thai chết lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối…
Do đó, tất cả phụ nữ có thai nên thực hiện xét nghiệm chỉ số tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao dưới đây.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
– Người có thể trạng béo phì.
– Phụ nữ mang thai lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên).
– Mẹ bầu từng sinh con nặng hơn 4 kg trong lần mang thai trước.
– Trong gia đình có người thân bị tiểu đường tuýp 2.
– Người có tiền sử sản khoa bất thường như: Thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non…
– Người mẹ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
– Người ít vận động thể lực.
– Người hút thuốc lá.
Phụ nữ trên 35 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ
Với những đối tượng trên, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, chị em vẫn phải thực hiện lại xét nghiệm vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là bao nhiêu?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là:
– Đường huyết lúc đói ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
– Đường huyết sau ăn 1 giờ ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
– Đường huyết sau ăn 2 giờ ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu có ≥2 kết quả bất thường thì thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?
Sau khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, 3 phương pháp áp dụng với tất cả các bệnh nhân tiểu đường đó là: Thay đổi chế độ ăn, luyện tập đúng cách và cuối cùng là thuốc:
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
– Thai phụ nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<56) hoặc trung bình (56-69) như rau cải, cà rốt, cà chua, nấm, xà lách…
– Ăn các loại thực phẩm giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa: thịt đỏ, thịt heo, thịt gà, cá,.. các loại thực phẩm giàu đạm khác như: phô mai, đậu phộng (lạc),…
– Tránh ăn đồ ngọt nhiều đường: Kẹo bánh, kem, bánh rán, mứt thạch, nước sốt ngọt, đồ uống có ga…
– Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, khoảng 5-6 bữa trong ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp
– Các bà bầu nên lựa chọn các bài tập thể dục hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội… để tập luyện đều đặn hàng ngày. Thói quen này vừa góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết, vừa giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện nhịp tim, nhịp hô hấp.
– Bên cạnh đó, các bà bầu có thể trạng thừa cân, béo phì cần kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp các bà bầu đã áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cộng luyện tập thể dục đều đặn mà đường huyết vẫn chưa được kiểm soát thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm insulin.
Việc tiêm insulin liều lượng bao nhiêu, tiêm thời điểm nào thì các bà bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm hay ngừng thuốc.
Tiêm insulin cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần có hướng dẫn của bác sĩ
Nếu bà bầu kiểm soát tốt đường huyết, bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con 1-3 tháng. Nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc lại bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo và có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là một bệnh lý mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
Sau khi sinh đường huyết vẫn tăng cao thì phải làm sao?
Sau khi cai sữa cho bé xong mà đường huyết vẫn cao, chị em phụ nữ nên tiếp tục áp dụng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt như trên. Đồng thời, chị em cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + đến từ Mỹ. Sản phẩm này rất an toàn và hiệu quả trong việc giúp hạ, ổn định đường huyết, từ đó giúp cải thiện bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + – Bí quyết giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả của Mỹ
BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới.
Mỗi viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thành phần khác nhau giúp cải thiện bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết một cách tối ưu. Cụ thể:
– Nhóm giúp hạ đường huyết: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi- Đây là những thảo dược kinh điển được sử dụng lâu đời cho bệnh nhân tiểu đường do có tác dụng giúp làm hạ đường huyết hiệu quả.
– Nhóm giúp giảm và phòng ngừa biến chứng:
+ Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrome. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh….
+ Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid: Giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.
+ Lô hội: giúp làm vết thương, vết loét chóng lành, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường.
– Nhóm giúp giảm mỡ máu: Quế giúp hạ cholesterol máu, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
Các thành phần trong BoniDiabet + đều được chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến hàm lượng từng thành phần trong công thức nên rất an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
BoniDiabet + có hiệu quả không?
Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
BoniDiabet + đã mang niềm vui quay trở lại với hàng vạn người bệnh tiểu đường
Nhờ dùng đều đặn BoniDiabet + hàng ngày, hàng vạn người trở lại cuộc sống vui khỏe nhờ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình. Như trường hợp của:
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, 52 tuổi, số 11/13A quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, 52 tuổi
“Ngày trước cô bị tiểu đường thai kỳ, nhưng do chủ quan cứ nghĩ bệnh này tự khỏi nên cô cũng không chữa trị gì. Nào ngờ, một thời gian sau, bỗng sức khỏe của cô suy giảm đi nhiều. Trong vòng có 2 tuần cô sụt hơn 3 kg, mắt mờ đi chẳng nhìn rõ cái gì, cô phải đeo kính mới có thể nhìn được. Cô đi khám bác sĩ chẩn đoán cô bị tiểu đường tuýp 2, đường huyết lên tới 12,7 mmol/l. Nôn nóng muốn đường huyết hạ nhanh, ngoài việc dùng thuốc tây y do bác sĩ kê, cô còn kiêng khem đủ thứ, chẳng dám ăn gì đến nỗi bị hạ đường huyết quá mức, suy dinh dưỡng vì thiếu chất, phải đi cấp cứu gấp.”
“Nhờ có BoniDiabet + mà cô không còn phải khổ sở vì bệnh tiểu đường nữa. Sau hơn 1 tháng sử dụng, cô thấy người khỏe hẳn ra, đo lại đường huyết thì không ngờ đã hạ xuống chỉ còn 6.9 mmol/l thôi. Sau khoảng 3 tháng dùng BoniDiabet +, mắt cô sáng rõ hẳn ra, đường huyết về khoảng 5.6 mmol/l và chỉ số HbA1c cũng chỉ còn 6.0% thôi. Bác sĩ thấy cô có cải thiện tốt nên giảm bớt liều thuốc tây cho cô rồi. Nhờ đó mà cô ăn uống cũng thoải mái hơn, cân nặng cũng dần phục hồi rồi”.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây đã giúp quý bạn biết được lời giải đáp cho câu hỏi “Chỉ số đường huyết thai kỳ an toàn là bao nhiêu?”, đồng thời biết thêm giải pháp giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Mọi thắc mắc về căn bệnh tiểu đường xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin trước ăn hay sau ăn?
- Người bị tiểu đường có ăn được tôm cua không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY