Nội dung chính
Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được nhắc nhở rất nhiều về các chế độ ăn uống và tập luyện. Nhưng có một yếu tố quan trọng không kém trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường thường bị mọi người bỏ qua đó là giấc ngủ. Vậy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ là gì và tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến việc kiểm soát tiểu đường của bạn? Làm sao để có một giấc ngủ tốt khi bị tiểu đường. Bài viết này trả lời cho các câu hỏi đó.
Giấc ngủ gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bệnh nhân.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Mất ngủ làm tăng kháng insulin
Giấc ngủ rất cần thiết cho việc điều hòa nội tiết tố của cơ thể, trong đó có insulin. Phó giáo sư tại Đại học Y khoa Mississippi – Josie Bidwell cho biết: “Giấc ngủ kém làm tăng kháng insulin, khiến việc chuyển glucose từ máu vào tế bào càng trở nên khó khăn, gây tăng đường huyết của bạn. Vì vậy, để kiểm soát đường máu của bạn hiệu quả thì ngủ hơn 7 tiếng là một yếu tố rất quan trọng.”
Ngủ 7 tiếng một ngày là một thời gian vàng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2019 trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường (Hoa Kỳ) ở những người trưởng thành bị tiền tiểu đường hoặc mới bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cho kết quả như sau: những người ngủ ít hơn 5 tiếng hoặc nhiều hơn 8 tiếng mỗi đêm có mức HbA1C cao hơn những người ngủ đủ thời gian.
Ngoài ra, phó giáo sư Bidwell cũng nói thêm: “Giấc ngủ là thời gian để cơ thể bạn nghỉ ngơi và phục hồi. Có rất nhiều điều xảy ra trong cơ thể bạn khi bạn ngủ: não bạn lưu trữ các ký ức, cơ bắp được phục hồi, nhịp tim và huyết áp giảm xuống”. Nhịp tim và huyết áp giảm xuống khi ngủ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân tiểu đường ngủ quá ít sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp và làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim. ( Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC Hoa Kỳ).
Giấc ngủ ảnh hưởng đến chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng của người bệnh
Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm khiến chỉ số BMI cao hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và khiến bệnh nhân khó kiểm soát được đường huyết hơn. Trong khi chỉ cần giảm vài cân đã giúp bệnh nhân cải thiện đường huyết và giảm nhu cầu dùng thuốc (Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ ADA).
Ngủ ít khiến chỉ số BMI của bệnh nhân cao hơn.
Cơ thể bạn có 2 loại hormon kiểm soát việc thèm ăn là leptin (làm giảm cảm giác thèm ăn) và ghrelin ( kích thích cơn đói). Phó giáo sư Bidwell cho biết: “ Khi bạn ngủ không ngon, nồng độ leptin giảm xuống và ghrelin tăng lên. Kết quả là bạn cảm thấy đói hơn, đặc biệt thèm các loại thực phẩm có đường và thực phẩm giàu carbohydrate – những loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng và dễ dàng cho cơ thể và não bộ”.
Theo một phân tích tổng hợp của 11 nghiên cứu được công bố năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu, những người thiếu ngủ tiêu thụ nhiều hơn 385 calo mỗi ngày so với những người ngủ đủ. Khi thiếu ngủ, bạn không những phải chịu ảnh hưởng của hormon kích thích cơ đói ghrelin mà còn đơn giản là khi thức bạn sẽ có nhiều thời gian để nghĩ tới và dành cho việc ăn hơn. Theo chuyên gia của Hiệp hội các Chuyên gia Giáo dục và Chăm sóc Bệnh tiểu đường có trụ sở tại Indianapolis (Hoa Kỳ) cho biết: “Việc ăn thêm nhiều calo sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.”
Đường huyết không được kiểm soát tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?
Khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường, bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Lượng đường trong máu dư thừa quá nhiều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận. Khi thận không hoạt động tốt, phần lớn lượng glucose dư thừa sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Quá trình này làm tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể, khiến người bệnh mắc tiểu đường đi tiểu nhiều và gây mất nước.
Những người bệnh tiểu đường thường xuyên thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh, điều này khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Đặc biệt, nếu đường huyết không được kiểm soát ổn định, đường huyết của bệnh nhân hạ xuống quá thấp ( dưới 70 mg/dL) vào ban đêm – tức là bị hạ đường huyết về đêm – khiến bệnh nhân trằn trọc, gặp ác mộng và đổ mồ hôi khi ngủ (Theo John Hopkins Medicine).
Ngoài ra, theo CDC, những bệnh nhân bị tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 3 lần so với người bình thường, trong khi chỉ có một phần tư đến một nửa số bệnh nhân được hỗ trợ điều trị trầm cảm. Chúng ta thường biết các vấn đề về giấc ngủ và trầm cảm luôn song hành cùng với nhau. Cụ thể, theo nghiên cứu được công bố năm 2019 trên Tạp chí Y học Tế bào và Phân tử cho thấy: Bị trầm cảm khiến bạn có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn và ngược lại, mất ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.”
Trong một nghiên cứu được công bố năm 2016 trên tạp chí Bệnh tiểu đường & Hội chứng chuyển hóa: Nghiên cứu & Đánh giá lâm sàng, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu hơn 7.000 bệnh nhân trung niên mắc bệnh tiểu đường. Kết quả như sau:
- 25% bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ.
- Hơn 77% bệnh nhân gặp vấn đề về giấc ngủ, ví dụ: khó ngủ, ngưng thở khi ngủ và buồn ngủ ban ngày.
Cách cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân tiểu đường
Từ những phần trên, ta có thể kết luận rằng, mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường là mối liên hệ hai chiều: bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề về giấc ngủ và việc mất ngủ sẽ khiến cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Vậy làm thế nào để người bệnh tiểu đường có một giấc ngủ tốt, các chuyên gia đưa ra những lời khuyên sau:
Cố định thời gian đi ngủ và thức dậy giúp bệnh nhân dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Đặt cố định thời gian đi ngủ và thức dậy: Duy trì một thời gian đi ngủ và thức dậy cố định vào mọi ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ để tạo nhịp sinh học cho cơ thể, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn cà thoải mái hơn vào buổi sáng.
- Tắt các thiết bị điện tử và đèn: Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, giữ một không gian tối giúp bạn thấy buồn ngủ hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: các hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể cải thiện độ nhạy insulin bằng cách khuyến khích các tế bào cơ hấp thụ glucose trong máu để lấy năng lượng mà còn giúp tâm trạng bạn trở lên thoải mái, đẩy lui những cảng thẳng, stress từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Thư giãn trước khi đi ngủ: đọc sách, viết nhật ký, tắm nước nóng,… là những biện pháp giúp đầu óc bạn thư giãn, ngủ ngon hơn.
- Tránh ăn quá no, hạn chế uống rượu bia, cà phê và hút thuốc lá trước khi ngủ.
- Sử dụng sản phẩm giúp người bệnh tiểu đường có được giấc ngủ ngon như sản phẩm BoniHappy + của Mỹ. BoniHappy+ giúp kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng, từ đó giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên
- Giữ đường huyết ổn định: Đường huyết lên xuống thất thường vào khiến cơ thể bạn khó đi vào giấc ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, vì vậy kiểm soát đường huyết ổn định sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều này.
Sản phẩm BoniDiabet + được nhập khẩu từ Mỹ giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết hiệu quả.
BoniDiabet + có công thức toàn diện, gồm các thành phần sau:
- Các loại thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội: là những thảo dược quý, giúp hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Các yếu tố vi lượng: đây là thành phần khiến công thức sản phẩm được tối ưu và hoàn thiện. Cụ thể là:
+ Kẽm: Các tế bào beta của tuyến tụy cần có kẽm để tổng hợp nên hormone insulin. Đồng thời, kẽm cũng giúp chuyển hóa đường và tăng độ nhạy của insulin tại các tế bào.
+ Crom giúp insulin đưa được đường trong máu vào tế bào dễ dàng hơn, đồng thời cải thiện tình trạng tăng cholesterol và triglyceride – vấn đề thường gặp ở 80% người bệnh tiểu đường.
+ Magie đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin tới 22%, và giảm HbA1c.
+ Selen cũng giúp giảm đường huyết, và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường, đặc biệt là trên tim mạch.
- Ngoài ra, BoniDiabet + còn chứa Alpha lipoic acid: là chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào, cải thiện chuyển hóa đường, bảo vệ chức năng thần kinh và não bộ của cơ thể.
Với thành phần toàn diện như trên cùng với công nghệ bào chế tiên tiến bậc nhất thế giới Microfluidizer, khi bệnh nhân sử dụng đều đặn BoniDiabet + với liều từ 4 – 6 viên/ngày, đường huyết của bệnh nhân sẽ giảm rõ sau 1 – 2 tháng. Sau 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định ở mức an toàn và HbA1c của bệnh nhân sẽ giảm.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, hiệu quả khá và tốt cho bệnh nhân sử dụng lên tới 96,7%.
Mong rằng bài viết này hữu ích với những bệnh nhân đang gặp khó khăn trong vấn đề giấc ngủ khi mắc bệnh tiểu đường. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và bệnh tiểu đường là mối quan hệ tác động hai chiều, khi bệnh nhân kiểm soát được đường huyết ổn định, chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân sẽ được cải thiện. BoniDiabet + là sản phẩm hiệu quả và an toàn giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết ổn định. Nếu các bạn còn thắc mắc gì về bệnh tiểu đường hoặc bệnh mất ngủ, mời các bạn gọi đến số điện thoại miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ có chuyên môn tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Kẹo không đường có thật sự tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không?
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa tiểu đường và tăng huyết áp
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY