Nội dung chính
Nếu thấy nước tiểu của mình có kiến bu quanh, chắc hẳn bạn sẽ rất lo lắng, sợ rằng đó là triệu chứng bệnh tiểu đường. Thế nhưng, chỉ như vậy liệu đã đủ để kết luận bạn bị căn bệnh này hay chưa? Cần làm gì để biết chính xác mình có bị tiểu đường hay không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có đáp án chính xác nhất!
Nước tiểu có kiến bu có phải triệu chứng bệnh tiểu đường không?
Nước tiểu có kiến bu có phải triệu chứng bệnh tiểu đường không?
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).
Để biết nước tiểu có kiến bu có phải triệu chứng bệnh tiểu đường không, trước hết chúng ta cần biết được nước tiểu có những thành phần nào thì kiến sẽ bu vào.
Thông thường, các thành phần của nước tiểu gồm có Na+, Cl-, Ca+2, NH4+, Mg+2, PO4-3, SO4-2, ure, Creatinin, axit uric, axit amin… Kiến sẽ không bu vào nước tiểu của người khỏe mạnh bình thường. Chúng chỉ bị hấp dẫn nếu trong nước tiểu có đường, bạch cầu, hồng cầu, chất đạm (trong trường hợp đường tiết niệu bị tổn thương).
Sự xuất hiện của đường trong nước tiểu có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lượng glucose trong máu quá cao (ở bệnh nhân tiểu đường) hoặc do thận bị tổn thương, không giữ được glucose nên nó sẽ thoát ra ngoài theo đường niệu.
Nước tiểu có đường có thể do thận bị tổn thương
Nước tiểu có chứa bạch cầu, hồng cầu, chất đạm… thường do các tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn sinh dục.
Như vậy, nước tiểu bị kiến bu có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể do một số bệnh lý khác như tổn thương thận, nhiễm khuẩn đường niệu. Vì vậy, bạn không thể dựa vào việc nước tiểu của mình có kiến bu để khẳng định mình đã bị tiểu đường. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện, làm những xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán chính xác nhất.
Những triệu chứng bệnh tiểu đường khác mà bạn nên biết
Nếu nước tiểu của bạn có kiến bu đồng thời có thêm các triệu chứng bệnh tiểu đường sau đây thì khả năng rất cao bạn đã bị tiểu đường.
– Nhanh bị đói và mệt mỏi.
– Đi tiểu thường xuyên, khát nước cho dù mới uống nước.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.
– Thị lực bị kém đi.
Người bệnh tiểu đường thường xuyên bị mệt mỏi
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ ràng, nhất là đối với các bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2. Do đó, bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao dưới đây:
– Người có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) bị bệnh tiểu đường.
– Người trên 45 tuổi.
– Người có chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt.
– Người ít vận động thể lực.
– Người thừa cân, béo phì, có chỉ số BMI ≥ 23, vòng eo > 90cm (nam) và > 80cm (nữ).
– Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói.
– Người có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con to ≥ 4kg.
– Người bị tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg).
Người béo phì có nguy cơ bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh, ví dụ như: Loét chân, hoại tử, đục thủy tinh thể, mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chính vì thế, khi có những triệu chứng bệnh tiểu đường như trên, bạn nên đi khám sớm.
Cần làm gì để biết chính xác mình có bị tiểu đường hay không?
Bạn cần đi khám sớm và làm các xét nghiệm tiểu đường cần thiết. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm tiểu đường tùy thuộc vào tình trạng của bạn:
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Glucose máu lúc đói là lượng glucose được định lượng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Xét nghiệm này đòi hỏi người bệnh cần nhịn ăn, không ăn đồ ngọt và không uống nước ngọt ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện.
Giá trị bình thường của xét nghiệm này là < 100 mg/dL (5,6 mmol/L). Người bị bệnh tiểu đường có nồng độ glucose máu lúc đói ≥ 126mg/dL (hay 7 mmol/L). Những người có kết quả rơi vào khoảng từ 100 mg/dL đến 125 mg/dL được kết luận mắc chứng tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp đường huyết.
Xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Xét nghiệm này sẽ lấy máu tại một thời điểm ngẫu nhiên, không liên quan đến bữa ăn. Do đó, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi thực hiện nó.
Ở người bình thường, đường huyết ngẫu nhiên thường có giá trị < 140mg/dL (7,8 mmol/l). Còn đối với người bệnh tiểu đường, mức đường trong máu ngẫu nhiên sẽ ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L).
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm đường huyết ở hai thời điểm, 1 và 2 giờ sau khi uống 75g đường.
Giá trị bình thường sau 2 giờ là < 140mg/dL. Khi trị số này ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L), bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm định lượng HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là loại xét nghiệm phản ánh nồng độ đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng. Chỉ số HbA1c thể hiện lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều.
Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện ở các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Giá trị HbA1c ở người bình thường là < 5,7%. Khi HbA1c ≥ 6,5%, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn cần sớm áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời, kiểm soát thật tốt đường huyết, phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Nếu bị tiểu đường, bạn cần làm gì để kiểm soát bệnh thật tốt?
Để cải thiện hiệu quả bệnh tiểu đường, bạn nên áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Bệnh nhân tiểu đường nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cụ thể là:
– Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 5-6 bữa) để chống tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và hạ đường huyết đột ngột khi đói.
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như cơm, bún, miến, phở, bánh kẹo, hoa quả ngọt như chuối, na, mít…
– Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và mỡ động vật vì chúng chứa nhiều chất béo có hại, nên bổ sung protein cho cơ thể bằng các loại thịt trắng như thịt gà, các loại cá,…
– Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như táo, cam, bưởi, bơ, súp lơ,…
– Tạo thói quen luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
– Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo béo phì.
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Các loại thuốc thường dùng điều trị tiểu đường hiện nay là:
– Các thuốc hạ đường huyết đường uống: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose, Sulfonylurea, Glinides, Pioglitazone, thuốc ức chế enzym alpha glucosidase, thuốc ức chế enzym DPP-4,…
– Thuốc hạ đường huyết đường tiêm: Insulin.
Tùy thuộc mức độ bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc ngưng sử dụng thuốc.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Tuy các thuốc tây y này có tác dụng giúp hạ đường huyết nhanh nhưng thường không có tác dụng giúp ổn định đường huyết. Trong khi đó, ngoài việc đường huyết tăng cao trong thời gian dài thì đường huyết dao động lên xuống thất thường cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + – Giải pháp tối ưu cho người bệnh tiểu đường type 2
BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy J&E International đạt chuẩn GMP của WHO và FDA (Hoa Kỳ), thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới.
Sản phẩm này có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, mang đến tác dụng toàn diện như sau:
Giúp hạ đường huyết sau 1-2 tháng sử dụng
BoniDiabet + có các thảo dược giúp hạ đường huyết nổi tiếng như dây thìa canh, hạt methi và mướp đắng. Chúng tác động theo nhiều cơ chế như kích thích tuyến tụy sản sinh insulin và tăng hoạt lực của chúng; giảm tốc độ hấp thu đường tại ruột; giảm tân tạo đường từ gan, từ đó giúp lượng đường trong máu được giảm rõ rệt sau khoảng 1-2 tháng sử dụng.
Hạt methi trong BoniDiabet giúp hạ đường huyết hiệu quả
Giúp ổn định đường huyết, giảm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường
BoniDiabet + có rất nhiều thành phần giúp ổn định đường huyết, giảm và phòng ngừa biến chứng tiểu đường một cách toàn diện, cụ thể:
– Các nguyên tố vi lượng là kẽm, selen, chrom, magie: Giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
– Acid alpha lipoic: Giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, phòng ngừa tai biến mạch máu não.
– Vitamin C: giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch, đồng thời giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
– Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch của người bệnh tiểu đường.
– Lô hội: Giúp vết thương mau lành, góp phần giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
– Quế: Giúp giảm mỡ máu, góp phần phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.
Nhờ các thành phần và công dụng như trên, việc uống BoniDiabet + với liều 4-6 viên mỗi ngày sẽ giúp bạn đưa được đường huyết về an toàn, ổn định lượng đường trong máu, giảm và phòng ngừa biến chứng của bệnh trên tim, thận, mắt, thần kinh…
Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc biết được nước tiểu có kiến bu có phải là triệu chứng bệnh tiểu đường không. Nếu bị tiểu đường, sử dụng BoniDiabet + chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY