Kẹo không đường có thật sự tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không?

 

   Bệnh nhân tiểu đường thường coi đường, bánh kẹo là kẻ thù của mình. Nhưng khi bạn thèm một thứ gì đó ngọt ngào, liệu kẹo không đường có phải là một lựa chọn tốt cho sức khỏe? Đấy là câu hỏi của nhiều người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là ngày nay kẹo không đường đang rất được ưa chuộng và được quảng bá là một loại thực phẩm hoàn toàn an toàn với người bệnh tiểu đường. Sự thật có phải vậy không? Chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám Cleveland (Hoa Kỳ) Anna Taylor sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi thường gặp nhất về loại kẹo này, mời các bạn theo dõi.

 

Kẹo không đường thường được giới thiệu là loại kẹo an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

 

PV: Thưa chuyên gia Anna Taylor, người bệnh tiểu đường có ăn được kẹo có đường hay không?

Chuyên gia: Bệnh nhân tiểu đường nên tập trung 90% chế độ ăn uống vào các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm và cá.

   Bạn không cần phải bỏ hoàn toàn kẹo ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Trong một số trường hợp, đồ ngọt mang lại những lợi ích về mặt xã hội và tình cảm, một số người cảm thấy hạnh phúc hơn sau khi ăn đồ ngọt. Bạn có thể ăn một lượng nhỏ các món ăn vặt dù bạn bị tiểu đường, trong đó có kẹo.

   Tuy nhiên, bạn cần tính đến hàm lượng carbohydrate và calo mà chúng cung cấp trong chế độ ăn uống của bạn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo rằng lượng calo được nạp từ đường bổ sung (lượng đường được nạp từ đồ ăn, thức uống khác với đường tự nhiên trong rau củ quả) không được quá 6% tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày.

 

PV: Vậy chuyên gia có thể nói cụ thể rằng bệnh nhân tiểu đường được phép ăn bao nhiêu đường trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày?

Chuyên gia: Con số này khác nhau ở từng người, nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Không quá 25 gam đường bổ sung (khoảng sáu thìa cà phê hoặc 100 calo) mỗi ngày đối với phụ nữ.
  • Không quá 36 gram (khoảng chín muỗng cà phê hoặc 150 calo) đường bổ sung mỗi ngày đối với nam giới.

 

PV: Vì lượng đường mà bệnh nhân ăn vào mỗi ngày phải giới hạn ở một lượng nhất định, bởi vậy nhiều người đang có xu hướng sử dụng kẹo không đường để thỏa mãn nhu cầu của mình. Vậy thưa chuyên gia liệu kẹo không đường có thực sự an toàn và lành mạnh với bệnh nhân tiểu đường?

Đáp: Kẹo không đường được hiểu đơn giản là vị ngọt của kẹo không phải do đường được bổ sung vào trong quá trình chế biến mà có thể là do một số chất làm ngọt để thay thế đường có chứa carbohydrate, hoặc do vị ngọt tự nhiên từ thành phần của kẹo.

   Bạn phải nhớ rằng tất cả carbohydrate đều được chuyển hóa thành đường trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, kể cả có là sản phẩm không đường, thì bạn đều nên đọc nhãn thông tin dinh dưỡng để biết sản phẩm có chứa carbohydrate hay không và hàm lượng là bao nhiêu.

 

Người bệnh tiểu đường nên đọc kỹ nhãn thông tin dinh dưỡng trước khi sử dụng sản phẩm.

 

   Chất làm ngọt thay thế đường trong kẹo không đường thường là các loại rượu đường (là một loại carbohydrate có cấu trúc giống như đường và rượu, tạo vị ngọt và mát khi ăn) như sorbitol, xylitol và mannitol không ảnh hưởng đáng kể đến đường huyết như các loại chất làm ngọt chứa carbohydrat khác. Nguyên nhân là do rượu đường không được hấp thụ hoặc tiêu hóa hiệu quả như đường thông thường và chúng chứa ít calo hơn. Giá trị GI (chỉ số đường huyết) của rượu đường chỉ dao động trong khoảng 0 – 36.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, một người bệnh tiểu đường nên bổ sung carbs với số lượng như sau:

  • Đối với nữ: 30 – 45 gram carbs mỗi bữa ăn
  • Đối với nam: 45 – 60 gram carbs mỗi bữa ăn
  • Đồ ăn nhẹ không quá 20 gram carbs

 

PV: Tôi thấy nhiều người khi sử dụng kẹo không đường thì họ có rất nhiều những lầm tưởng khác nhau, qua đây chuyên gia có thể nói rõ cho mọi người được biết những lầm tưởng đó là gì không?

Chuyên gia: Một số lầm tưởng thường gặp nhất bao gồm:

  • Kẹo không đường có thể ăn không giới hạn: Kẹo không đường và các món ăn vặt khác vẫn có thể chứa carbohydrate. Ngoài ra, một số loại kẹo không đường chứa lượng calo đáng kể và có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Bệnh nhân cần chú ý đến khẩu phần ăn, tuyệt đối tránh chất béo chuyển hóa và hạn chế chất béo bão hòa ở mức 6% (dưới 13 gam) tổng lượng calo mỗi ngày. Ví dụ với chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày, bệnh nhân chỉ nên nạp vào cơ thể dưới 13 gram chất béo bão hòa.
  • Không đường có nghĩa là tốt cho sức khỏe: Trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt là những ví dụ về thực phẩm lành mạnh. Kẹo không phải là thực phẩm tốt cho sức khỏe, kể cả kẹo không đường. Nhưng nếu bệnh nhân quen ăn nhiều kẹo và chưa sẵn sàng cắt giảm, thì việc chuyển sang sử dụng kẹo không đường là một biện pháp để kiểm soát tốt hơn lượng carbohydrate nạp vào. Nhưng bạn cần nhớ, mục tiêu dài hạn là hạn chế tất cả loại kẹo, kể cả kẹo không đường.
  • Nó chỉ dành cho những người mắc bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng kẹo không đường để cắt giảm lượng carbs mà họ nạp vào. Tương tự, những người không mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chọn loại kẹo này nếu họ đang cố gắng giảm lượng calo hoặc giảm lượng đường ăn vào với các mục đích khác, ví dụ giảm cân.

 

PV: Vậy kẹo không đường không thực sự tốt như nhiều người vẫn lầm tưởng, nhưng thực sự liệu kẹo không đường có mang lại lợi ích gì không ạ thưa chuyên gia?

Chuyên gia: Thực sự kẹo không đường không mang lại lợi ích gì cả, tuy nhiên nó sẽ giúp người bệnh tiểu đường thỏa mãn được niềm đam mê thèm ngọt, bởi các lý do sau:

  • Khi ăn ở mức vừa phải, rượu đường không làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
  • Một số loại kẹo không đường chứa tổng lượng carbohydrate ít hơn so với kẹo thông thường.
  • Kẹo không đường có ít đường hơn kẹo thông thường.
  • Một số loại có ít calo hơn kẹo thông thường.

   Tuy nhiên người bệnh tiểu đường không nên lạm dụng bởi thực tế là kẹo không đường có thể gây ra các triệu chứng bất lợi trên tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy, bệnh nhân nên ăn hàm lượng vừa phải.

 

Rượu đường có thể gây ra các triệu chứng bất lợi trên tiêu hóa.

 

   Một số nghiên cứu cho thấy rằng một số chất làm ngọt không calo cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, điều này có thể phản tác dụng đối với những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng của họ.

   Mong rằng, những câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ Anna Taylor đã giúp bạn hiểu hơn về kẹo không đường, những lợi ích và điều cần chú ý khi sử dụng chúng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh tiểu đường, hãy gọi đến số điện thoại miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ chuyên môn của chúng tôi tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà