Nội dung chính
Tiểu đường là căn bệnh đã trở nên quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Phần lớn mọi người đều tỏ ra lo sợ mỗi khi nghe đến tên căn bệnh này vì các biến chứng khó lường của nó, trong đó có suy giảm chức năng thận. Ở bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhé!
Nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường, do thiếu hụt, hoặc cơ thể tăng đề kháng với insulin. Rối loạn đường huyết kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng của căn bệnh này, bao gồm cả suy giảm chức năng thận.
Nguyên nhân khiến người bệnh tiểu đường bị suy giảm chức năng thận có thể kể đến như:
Do tổn thương động mạch thận
Đường huyết trong máu cao sẽ trực tiếp làm tổn thương lớp niêm mạc mạch máu. Điều này kết hợp với tình trạng mỡ máu tăng cao, sẽ tạo thuận lợi cho các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch, trong đó có động mạch thận.
Lúc này, động mạch thận trở nên xơ cứng và thu hẹp, khiến máu khó lưu thông hơn. Hậu quả cuối cùng của quá trình này là gây suy giảm chức năng thận.
Các mảng xơ vữa sẽ khiến máu khó lưu thông, dẫn đến suy giảm chức năng thận
Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận
Tình trạng xơ vữa động mạch thận còn khiến cho huyết áp tăng lên, cùng với đường huyết cao, sinh ra các chất oxy hóa. Tất cả những điều này khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị hư hại dần dần.
Cùng với đó, thận cũng phải làm việc nhiều hơn để đào thải lượng đường dư thừa trong máu. Lâu dần, thận bị quá tải, các lỗ lọc to ra gây rò rỉ các albumin niệu ra ngoài nước tiểu. Mới đầu sẽ là các albumin vi niệu, sau đó, khi mức độ tổn thương nặng lên, các albumin niệu xuất hiện nhiều hơn, và có cả protein niệu.
Do tổn thương hệ thần kinh
Rối loạn đường huyết còn khiến các dây thần kinh bị tổn thương, gây ra một loạt các vấn đề như: Tê bì, châm chích, mất cảm giác tại các chi, rối loạn tiêu hóa,… Trên hệ tiết niệu, tổn thương dây thần kinh sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu từ não đến bàng quang.
Điều này dẫn đến việc mất cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu. Nước tiểu tồn đọng trong bàng quang, kết hợp với lượng đường cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Chúng có thể đi ngược dòng lên thận, gây tổn thương thận và làm suy giảm chức năng thận.
Tổn thương thần kinh khiến bàng quang mất cảm giác khi đầy nước tiểu
Bên cạnh đó, tác dụng phụ từ các loại thuốc tây điều trị tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp cũng ảnh hưởng đến thận. Về lâu dài, chúng sẽ góp phần làm suy giảm chức năng thận.
Triệu chứng nhận biết suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường
Chức năng thận sẽ suy giảm dần dần theo 5 giai đoạn. Trong đó, ở những giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ có những biểu hiện nhẹ, không rõ ràng như: Mệt mỏi, không thấy ngon miệng, thỉnh thoảng bị đau hai bên thắt lưng, đau đầu, phù nhẹ bàn chân, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều,… Do đó, người bệnh rất khó phát hiện chức năng thận đang suy giảm.
Bắt đầu từ giai đoạn 3 trở đi, các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng hơn. Người bệnh có thể gặp thêm nhiều vấn đề khác như: Đau lưng, phù mí mắt, sưng chân và tay, thiếu máu, huyết áp tăng cao hơn,…
Đến giai đoạn 4, chức năng thận đã giảm rõ, mức lọc cầu thận giảm, creatinin tăng lên. Người bệnh gầy gò xanh xao, đau đầu, xuất huyết đường tiêu hóa, đi tiểu đêm nhiều hơn, phù nề tay chân, ngứa toàn thân, đau xương khớp. Thậm chí, người bệnh có thể bị co giật, khó thở, hôn mê do các chất độc tích tụ nhiều trong máu.
Ở giai đoạn 5, thận đã bị hư hại nặng nề, không còn đủ khả năng lọc máu. Các biểu hiện lâm sàng trên tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, da và máu xuất hiện nhiều. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải được lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Đau lưng – Một dấu hiệu cảnh báo suy giảm chức năng thận
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ làm tăng chi phí điều trị, mà còn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy, người bệnh cần làm gì để phòng ngừa được tình trạng này?
Biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường
Như đã nhắc đến, tình trạng suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường là kết quả của việc rối loạn đường huyết, mỡ máu và tăng huyết áp. Do đó, để phòng ngừa được tình trạng này, người bệnh cần kiểm soát đường huyết, mỡ máu, và huyết áp ở mức an toàn.
Để thực hiện được điều này, người bệnh cần áp dụng những biện pháp dưới đây:
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
– Để tránh bị tăng đường huyết quá cao, người bệnh cần hạn chế sử dụng những thực phẩm như: Cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, bánh kẹo, hoa quả có vị ngọt đậm,… Thay vào đó, bạn nên sử dụng thực phẩm ít làm tăng đường huyết như: Gạo lứt, khoai lang, yến mạch, diêm mạch, các loại hạt ngũ cốc,…
– Để tránh bị tăng mỡ máu, người bệnh nên hạn chế ăn thịt mỡ, bơ động vật, bơ thực vật, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần,… vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Bạn hãy sử dụng những loại chất béo có trong các loại cá béo, dầu ô liu.
– Để ổn định huyết áp, người bệnh không nên ăn quá 5g muối/ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây tươi, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, và tránh xa rượu, bia, thuốc lá,…
Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất
Tập thể dục thường xuyên và thư giãn
Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, và 5 ngày/ tuần. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giữ đường huyết, huyết áp ổn định và hạn chế tăng mỡ máu.
Đồng thời, người bệnh cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng stress. Việc căng thẳng, stress thường xuyên sẽ sinh ra nhiều hormone cortisol, làm tăng đường huyết và huyết áp.
Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +
BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Công dụng chính của sản phẩm là hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm các triệu chứng, và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh một cách hiệu quả.
BoniDiabet + – Giải pháp giúp phòng ngừa suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + được kết hợp bởi nhiều loại thảo dược tự nhiên, vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết với cơ thể, đem lại nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường như:
– Giúp hạ đường huyết hiệu quả nhờ có: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi.
– Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường với kẽm, crom, selen, magie, vitamin C, acid folic, acid alpha lipoic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, đường huyết và lô hội giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng BoniDiabet + với liều từ 4 – 6 viên/ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phơi nắng, bổ sung lợi khuẩn thường xuyên, tránh xa các nguồn ô nhiễm,…
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
BoniDiabet + đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet + đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của rất nhiều khách hàng. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi, ở số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Chú Bình chia sẻ: “Đầu năm 2015, chú thấy sức khỏe suy giảm rõ rệt, người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Đi khám, bác sĩ kết luận chú bị tiểu đường type 2, mức đường huyết lên tới 26 – 27 mmol/l nên chú phải nhập viện điều trị gấp. Sau 10 ngày, chú ra viện và được kê thuốc tây về nhà. Chú uống thuốc tây đều đặn và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường nhưng đường huyết chỉ giảm được chút. Chú còn thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu, những vết thương nhỏ cũng rất khó lành, thậm chí có khi bị mưng mủ lên.”
“Tình cờ, chú đọc thấy thông tin về sản phẩm BoniDiabet + được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nên chú mua về sử dụng. Sau 1 tháng, chú đi kiểm tra lại, mức đường huyết của chú đã giảm còn 7 mmol/l, người khỏe khoắn hơn, không còn hoa mắt chóng mặt như trước. Sau 2 tháng dùng BoniDiabet + liên tục, bác sĩ thấy đường huyết của chú về mức an toàn hơn nên đã giảm dần liều thuốc tây cho chú. Đến nay, đường huyết của chú đã ổn định, luôn duy trì ở mức 5 – 6 mmol/l, chú cũng không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Hơn thế, tình trạng ngứa ngáy khó chịu đã không còn, vết thương thì nhanh liền hơn so với trước kia nhiều.”
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận ở người bệnh tiểu đường, cũng như cách phòng ngừa. BoniDiabet + chính là sự chọn lựa hàng đầu giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?
- Xây dựng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường cho người béo phì
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY