Đừng xem thường sự nguy hiểm từ bộ ba bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp

Nội dung chính

 

    Mỡ máu và tăng huyết áp là hai vấn đề song hành với bệnh tiểu đường. Hay nói cách khác, người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc cả hai tình trạng trên. Sự xuất hiện của bộ ba này sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất hiện những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy, người bệnh cần làm gì để đối phó với tình trạng này? Chúng ta cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Đừng xem thường sự nguy hiểm từ bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp

 

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp

    Tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết. Lượng đường trong máu thường tăng cao hoặc không ổn định, lúc cao lúc thấp. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu hụt insulin và/hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (đề kháng insulin).

   Trên thực tế, người bệnh thường sẽ không mắc đơn độc một mình tiểu đường, mà còn kèm theo một số rối loạn khác. Phổ biến nhất chính là mỡ máu và tăng huyết áp.

   Theo thống kê, có đến 60% người bệnh tiểu đường có mắc kèm rối loạn mỡ máu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chính là đề kháng insulin. Đề kháng insulin ảnh hưởng lên việc sản xuất, chuyển hóa các enzyme, protein ở gan tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid.

   Điều này sẽ làm tăng Triglycerid, giảm HDL-Cholesterol (chất béo tốt) và khiến các phân tử LDL-Cholesterol (chất béo có hại) trở nên nhỏ hơn bình thường. Đồng thời, đường huyết tăng cao tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-Cholesterol tại gan. Từ đó, gan không thể loại bỏ được LDL-cholesterol, gây ra tình trạng mỡ máu.

   Tình trạng mỡ máu và tăng đường huyết sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên, tốc độ dòng máu chậm lại. Cùng với đó, đường huyết cao lại làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, làm tăng nguy cơ lắng đọng các LDL-Cholesterol và hình thành những mảng xơ vữa trong mạch máu, khiến lòng mạch bị thu hẹp. Hai điều này chính là yếu tố khiến huyết áp của người bệnh tiểu đường tăng lên.

   Theo ước tính của tổ chức Blood Pressure UK (Anh), có đến 80% số người bệnh tiểu đường type 2 được chẩn đoán huyết áp cao. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cũng chỉ ra rằng, khoảng 60% người bệnh tiểu đường mắc tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.

 

Mỡ máu sẽ góp phần làm tăng huyết áp

 

   Sự xuất hiện của mỡ máu và tăng huyết áp khiến cho người bệnh tiểu đường phải đối mặt với nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy những biến chứng này là gì?

 

Biến chứng đến từ bộ ba bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp

  Hai vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả y bác sĩ và người bệnh tiểu đường là biến chứng trên tim mạch và thận. Hai biến chứng này cũng chính là hệ quả đáng sợ nhất từ bộ ba tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp.

Biến chứng tim mạch

   Các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu sẽ khiến máu lưu thông trở nên khó khăn. Điều này sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ mãn tính ở các cơ quan khác nhau như tim và não bộ. Không những vậy, những biến đổi trong lòng mạch máu còn làm tăng nguy cơ kết dính tiểu cầu, hình thành cục máu đông gây tắc mạch.

   Mạch vành bị tổn thương sẽ dẫn đến những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử,… Mạch máu não bị tổn thương sẽ dẫn đến thiếu máu não, tai biến mạch máu não.

   Theo ước tính, nguy cơ tử vong vì biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường tăng gấp khoảng 3 lần ở nam giới và khoảng 5 lần ở nữ giới so với người không bị tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

 

Biến chứng thận

   Theo thống kê, có khoảng 20 – 40% bệnh nhân tiểu đường dẫn đến suy thận. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của bệnh tiểu đường.

   Đường huyết tăng cao sẽ gây tổn thương trực tiếp đến thận như:

– Tổn thương cầu thận: Xơ hóa mạch thận lan tỏa, tổn thương dạng nốt, xơ hóa màng đáy cầu thận, xơ hóa ổ.

– Tổn thương mạch thận: Thoái hóa kính lớp áo giữa mạch thận, xơ hóa mạch thận.

– Tổn thương tổ chức kẽ thận: Thoái hóa kính ống lượn gần, lắng đọng phức hợp glycogen, teo ống thận, xơ hóa kẽ thận.

   Bên cạnh đó, tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ suy thận ở người bệnh tiểu đường. Tăng huyết áp sẽ khiến bộ lọc ở cầu thận bị phá hủy, dẫn đến hậu quả gây ra cho thận là không thể lọc được những chất cặn bã độc hại ra ngoài. Tình trạng nước ứ thừa trong hệ mạch máu ngày một nhiều khiến huyết áp lại càng tăng cao.

   Điều này sẽ hình thành nên vòng xoáy tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận. Hệ quả cuối cùng là dẫn đến suy thận mãn tính. Tình trạng suy thận thường diễn biến âm thầm. Các triệu chứng suy thận sẽ bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn 3 và trở nên rõ ràng hơn ở  độ 4 và độ 5.

    Suy thận độ 5 là giai đoạn nặng nhất, thận gần như mất hoàn toàn chức năng.  Người bệnh cần được chạy thận nhân tạo thường xuyên, lọc màng bụng hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

 

Người bệnh sẽ phải chạy thận ở giai đoạn cuối

 

   Có thể thấy, những biến chứng đến từ bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp sẽ đặt sức khỏe người bệnh vào tình trạng báo động, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị. Vậy, người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa những biến chứng này?

  

Biện pháp giúp ngăn ngừa biến chứng đến từ bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp

   Chúng ta có thể thấy, các biến chứng trên tim mạch và thận đều có sự tác động của bộ ba trên. Do đó, để phòng ngừa những biến chứng này, người bệnh cần kiểm soát được cả ba yếu tố này.

   Những biện pháp này có thể kể đến như:

– Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Huyết áp mục tiêu mà người bệnh cần duy trì là 130/80 mmHg.

– Kiểm tra chức năng thận và tim mạch. Người chưa có vi đạm niệu cần khám định kỳ mỗi 6 tháng. Nếu đã có vi đạm niệu, người bệnh cần kiểm tra mỗi 3 tháng.

– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý; hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường, chất béo động vật, muối, đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều đạm,…; tăng cường ăn rau xanh, bổ sung chất xơ vitamin, khoáng chất,…

– Không uống rượu, bia, hút thuốc lá

– Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, và ít nhất 5 ngày/tuần.

 

Vận động thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp

 

   Đồng thời, như đã nói, nguyên nhân chính gây ra những tình trạng kể trên là do tăng đường huyết. Do đó, người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết như BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + – Biện pháp giúp kiểm soát đường huyết và mỡ máu hiệu quả

     BoniDiabet + có thành phần gồm nhiều loại thảo dược và dưỡng chất tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường.

   Thành phần của BoniDiabet + gồm có:

– Mướp đắng, quế, dây thìa canh, lô hội, hạt methi có tác dụng hạ đường huyết và hạ mỡ máu, hạn chế nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa.

Magie, kẽm, crom, selen giúp tăng cường tác dụng hạ đường huyết và giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn, tăng cường hoạt động của insulin. Từ đó, người bệnh sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm.

–  Acid folic, vitamin C, alpha lipoic acid giúp bảo vệ mạch máu, tăng cường tác dụng phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên thận, mắt và thần kinh.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

    BoniDiabet + đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy, có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet + 

   Với hơn 10 năm đồng hành cùng với hàng vạn người bệnh tiểu đường, BoniDiabet + tự tin là sản phẩm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe và giảm nhẹ những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội

   Cô Thành chia sẻ: “Cô bị bệnh tiểu đường type 2 cũng được 7, 8 năm nay rồi. Lúc mới phát hiện, chỉ số đường huyết của cô là 7,6 mmol/l và phải uống thuốc tây do bác sĩ chỉ định. Sau 1 tháng, cô đo lại thì đường huyết còn 6.5 mmol/l. Nhưng vài tháng sau, đường huyết của cô lại lên xuống rất thất thường, có lúc lên tới 9,2 mmol/l. Người cô lúc nào cũng thấy uể oải, mệt mỏi, tê bì tay chân, mắt không nhìn rõ. Không những vậy, chỉ số mỡ máu của cô lúc nào cũng cao hơn bình thường dù đã kiêng khem đầy đủ.”

   “Cô biết được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô mua về dùng thử, sau 1 tháng sử dụng kết hợp với thuốc tây, cô đo lại đường huyết thì còn có 6 mmol/l, chỉ số mỡ máu cũng bắt đầu có dấu hiệu giảm dần. Thấy vậy, cô kiên trì dùng tiếp, sau 4 tháng, đường huyết của cô luôn ổn định dưới mức 6 mmol/l, mỡ máu cũng ổn định nên được bác sĩ giảm liều thuốc tây rồi. Tình trạng tê bì chân tay cũng không còn nữa, cô ăn uống tốt, vận động thường xuyên, người khỏe khoắn lắm.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết về mối nguy hại từ bộ ba bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp. BoniDiabet + chính là sản phẩm giúp bệnh nhân kiểm soát tốt cả đường huyết và mỡ máu, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà