Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt?

Nội dung chính

 

   Tiểu đường là căn bệnh mà cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc phải. Trong đó, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với nam giới và cũng sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu hơn. Việc nhận biết các triệu chứng tiểu đường này đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy, triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt?

 

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt?

  Tiểu đường là bệnh lý mãn tính với tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết. Bệnh lý này được chia thành 3 loại là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường type 2 chiếm từ 90 – 95% các trường hợp.

   Các triệu chứng của tiểu đường thường không có sự khác biệt quá nhiều ở nam và nữ giới. Họ đều có thể gặp phải những triệu chứng điển hình như: Thường xuyên mệt mỏi, khát nước, nhanh đói, thèm ăn, tiểu nhiều lần, mờ mắt, tê bì tay chân,…

   Tuy nhiên, ở nữ giới, triệu chứng bệnh tiểu đường lại có một số điểm đặc biệt khác như:

Nhiễm trùng do nấm

   Nữ giới khi mắc tiểu đường sẽ dễ bị những vi nấm tấn công. Chúng có thể sinh sôi ở trên niêm mạc miệng và niêm mạc tử cung. Phụ nữ có thể nhiễm phải nhiều loại vi nấm khác nhau, trong đó thường gặp nhất là nấm candida.

– Tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo với những triệu chứng như: Ngứa hoặc đau rát âm đạo, ra nhiều dịch âm đạo, đau khi quan hệ tình dục,…

– Khi nấm phát triển trong khoang miệng, chúng có thể tạo ra một lớp màu trắng bao phủ trong trên lưỡi và khoang miệng. Vi nấm sẽ càng phát triển mạnh khi đường huyết càng cao.

 

Nấm miệng là một triệu chứng tiểu đường ở nữ giới

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

   Cả nam giới và nữ giới khi mắc tiểu đường đều có nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu lại cao hơn hẳn ở nữ giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

– Nữ giới có niệu đạo ngắn, lỗ niệu đạo nằm gần bàng quang và trực tràng.

– Da niêm mạc ở nữ giới mỏng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn so với nam giới.

– Thói quen lau chùi sau khi đi vệ sinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc thụt rửa quá mạnh,… khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào niệu đạo và gây bệnh

   Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nữ giới sẽ gặp phải những triệu chứng như: Đau rát khi đi tiểu, cảm giác nóng rát đường tiểu, nước tiểu có máu hoặc sẫm màu, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều,… Lượng đường huyết càng cao sẽ khiến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng theo.

 

Nữ giới bị tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

 

Rối loạn chức năng tình dục

   Đường huyết cao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của một số cơ quan, trong đó có các dây thần kinh. Tình trạng tổn thương dây thần kinh có thể khiến nữ giới cảm thấy ngứa râm ran ở nhiều bộ phận trên cơ thể như các chi hoặc âm đạo. Điều này có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục ở nữ giới.

   Ngoài ra, phụ nữ khi mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, xuất hiện nhiều mụn trứng cá ở mặt và lưng, khô âm đạo,… Vậy, những yếu tố nào khiến phụ nữ dễ mắc tiểu đường?

 

Những yếu tố nào khiến phụ nữ dễ mắc tiểu đường?

   Theo một số thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đang có xu hưởng nhỉnh hơn so với nam giới. Những yếu tố góp phần gây ra tình trạng này có thể kể đến như:

Không thường xuyên vận động thể lực

   Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn và hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường. Ngược lại, ít vận động sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này.

   Hiện nay, mặc dù nhiều phụ nữ đã tích cực tập luyện, nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá thấp so với nam giới. Do đó, đây cũng chính là một yếu tố góp phần khiến phụ nữ dễ bị mắc tiểu đường hơn.

Từng mắc tiểu đường thai kỳ

   Một số thống kê cho thấy, có khoảng 2 – 10% phụ nữ mang thai mắc phải tiểu đường thai kỳ. Điều này được cho là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Thông thường, tiểu đường thai kỳ có thể mất đi sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ lại có thể tiến triển thành tiểu đường type 2.

Từng mắc hội chứng buồng trứng đa nang

   Một số nghiên cứu trên 8.000 phụ nữ ở Úc đã cho thấy, những đối tượng mắc hội chứng buồng trứng đa nang có khả năng mắc tiểu đường type 2 cao gấp 4 – 8.8 lần so với những người không bị.

   Hội chứng này cũng làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ đến gần 3 lần ở những phụ nữ có thai. Điều này xảy ra là do tình trạng kháng insulin, dẫn đến đường huyết tăng lên.

 

Buồng trứng đa nang có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

 

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

   Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là thời điểm đánh dấu cho sự chấm dứt khả năng sinh sản ở nữ giới. Lúc này, những nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ bị rối loạn, tăng giảm thất thường. Điều này sẽ gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo, đường,… Trong đó, có đến 83,6% phụ nữ bị tăng triglyceride máu, 81,3% bị tăng huyết áp, 63,6% bị giảm HDL cholesterol và 18,1% bị tăng đường huyết.

    Tiểu đường luôn là mối lo ngại của cả nam giới và nữ giới. Căn bệnh này sẽ đem đến nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống ở những người không may mắc phải nó. Vậy, người bệnh cần làm gì để kiểm soát bệnh lý này một cách hiệu quả?

 

Những biện pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

  Tiểu đường là căn bệnh với nhiều biến chứng bậc nhất hiện nay. Những biến chứng tiểu đường có thể bắt gặp tại hầu hết các cơ quan như: Tim mạch, gan thận, mắt và thần kinh,…

   Để giúp hạn chế hạn chế nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần phải kiểm soát đường huyết hiệu quả. Để kiểm soát đường huyết, người bệnh cần:

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

– Hạn chế ăn thực phẩm làm đường huyết tăng nhanh như: Cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, các loại bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt, nước ngọt,…

– Bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi. Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu đường tại ruột và kéo dài cảm giác no. Các loại khoáng chất và vitamin giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế các biến chứng.

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Đồ ăn nên được chế biến dưới dạng luộc, hấp và hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn,…

– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

– Vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc luyện tập cần tăng dần về cường độ và phù hợp với thể trạng. Bạn nên kiểm tra đường huyết trước khi vận động.

– Sử dụng các sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết như BoniDiabet + của Mỹ.

 

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn đồ ngọt

 

BoniDiabet + – Bí quyết giúp kiểm soát đường huyết ổn định và hiệu quả

    BoniDiabet + được tạo thành từ nhiều loại thảo dược và dưỡng chất khác nhau. Sự kết hợp này sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả và dễ dàng. Những thành phần của BoniDiabet + có thể kế đến như:

– Mướp đắng, dây thìa canh, quế chi, lô hội, hạt methi là các thảo dược tự nhiên giúp hạ đường huyết, hạ mỡ máu và HbA1C.

Magie, kẽm, crom, selen là những nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết, giúp điều hòa đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.

– Acid Alpha Lipoic (ALA) giúp chống oxy hóa, cải thiện chức năng dẫn truyền và ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh.

– Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet +

 

   Không chỉ có công thức toàn diện, BoniDiabet + còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.

   Kết quả cho thấy, có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Với hơn 10 năm đồng hành cùng với hàng vạn người bệnh tiểu đường, BoniDiabet tự tin là sản phẩm hàng đầu giúp họ sống hòa bình với bệnh mà không quá lo lắng về các biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

  Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, số điện thoại: 038.3838.504.

   Cô Thành chia sẻ: “Cô mắc bệnh tiểu đường cũng phải đến gần chục năm rồi. Thời gian đầu, đường huyết mới chỉ khoảng 7,6 mmol/l thôi. Cô cũng uống thuốc tây do bác sĩ kê đơn, rồi ăn kiêng đủ cả. Sau 1 tháng, cô kiểm tra lại thì đường huyết đã giảm xuống 6,5 mmol/l. Tuy nhiên, sau đó không lâu, đường huyết lên xuống rất thất thường, có lúc đã tăng lên đến tận 9,2 mmol/l. Cả người lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, tay chân cứ tê dại đi, mắt mờ, rồi còn hay bị tiểu buốt, tiểu đêm nữa,”

   “Sau đó, cô được người quen chỉ cho dùng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Sau 1 tháng dùng đều cùng với thuốc tây, đường huyết đã giảm về còn có 6 mmol/l thôi. Cô dùng tiếp 4 tháng thì đường huyết lúc nào cũng loanh quanh ở mức 6 mmol/l chứ không bị tăng cao. Thấy đường huyết ổn định nên bác sĩ đã giảm thuốc tây đi phân nửa rồi. Hiện nay, tình trạng tê chân tay, mờ mắt, tiểu buốt, tiểu đêm cũng không còn xuất hiện nữa.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả thêm nhiều thông tin hữu ích về những triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ. BoniDiabet + là sản phẩm hàng đầu đối với người bệnh tiểu đường giúp cho việc kiểm soát bệnh trở nên đơn giản và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà