Nội dung chính
Theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Thế giới (FIGO), tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 16% trên tổng số các bà mẹ mang thai. Bệnh không được kiểm soát tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của bé. Vậy tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Bệnh thường sẽ tự hết sau khi sinh.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ không rõ ràng, nhưng mẹ bầu cũng sẽ gặp một số triệu chứng tương tự như các bệnh nhân tiểu đường khác như:
- Miệng khô, người mệt mỏi
- Khát và uống nước nhiều
- Đi tiểu nhiều lần
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy mệt mỏi
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp ở những bà bầu, đặc biệt là những người phụ nữ có thể trạng thừa cân, béo phì trước khi mang thai, có lối sống thiếu lành mạnh, lười vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng như đường, tinh bột và chất béo. Nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát tốt, bệnh sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu là từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Cụ thể là:
- Cân nặng lúc sinh quá mức: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn. Trẻ sơ sinh quá lớn (cân nặng từ 4kg trở lên) có nhiều khả năng bị chèn ép trong ống sinh, bị chấn thương khi sinh hoặc cần sinh mổ.
- Sinh sớm (non tháng): Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ phụ nữ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh hoặc có thể khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
- Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh ra sớm từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp.
- Thai chết lưu: Tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết đột ngột của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh.
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Không chỉ tác động đến trẻ khi ở trong bụng mẹ, tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt còn gây ảnh hưởng lâu dài về sau trong quá trình bé phát triển và lớn lên: Tăng khả năng béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2, rối loạn tâm thần, vận động…
Tác động của tiểu đường thai kỳ đối với bà mẹ mang thai
Các bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận…
Tiểu đường thai kỳ làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai
Như vậy, tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Để tránh nguy hiểm xảy đến với mẹ và bé, bác sĩ khuyến cáo việc tầm soát tiểu đường khi mang thai là đặc biệt quan trọng.
Tất cả phụ nữ có thai từ tuần 24 đến tuần 28 đều nên thực hiện xét nghiệm tầm soát. Nếu thai phụ có yếu tố nguy cơ (tuổi >35, thừa cân, béo phì, tiền sử gia đình có mắc bệnh tiểu đường…) cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ở lần khám thai đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, vẫn phải thực hiện lại xét nghiệm vào tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Nếu thai phụ muốn xét nghiệm xác định tiểu đường thai kỳ thì cần khám chuyên khoa nội tiết, kết hợp với khám thai định kỳ.
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?
Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé, các bà bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Bên cạnh đó, các mẹ nên kết hợp với việc thay đổi lối sống để giúp kiểm soát đường huyết một cách tối ưu.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
– Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, khoảng 5-6 bữa trong ngày.
– Xây dựng thực đơn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin, chất khoáng như các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những loại quả quá ngọt như: Chuối, mít, na…
– Giảm cung cấp tinh bột, chất béo: Gạo, mì, ngô, khoai, miến…
– Hạn chế thức ăn ngọt, đồ dầu mỡ: Bánh kẹo ngọt, nước sốt ngọt…
– Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga…
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp
– Các bà bầu nên lựa chọn các bài tập thể dục hoặc các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội… để tập luyện đều đặn hàng ngày. Thói quen này vừa góp phần giúp kiểm soát tốt đường huyết, vừa giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện nhịp tim, nhịp hô hấp.
– Bên cạnh đó, các bà bầu có thể trạng thừa cân, béo phì cần kiểm soát tốt cân nặng trong quá trình mang thai.
Các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tập yoga mỗi ngày
Như đã nói ở trên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi sinh con, sau khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát đường huyết tốt thì phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc lại bệnh tiểu đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.
Không chỉ vậy, nhiều người trong quá trình mang thai, không biết bản thân bị tiểu đường thai kỳ, không kiểm soát tốt đường huyết, khiến cho bệnh phát triển ngày một nặng hơn và trở thành bệnh tiểu đường typ 2. Đây là một bệnh lý mãn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh…
Chính vì vậy, sau khi sinh con khoảng 6 tuần, các bà mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra đường huyết và chữa trị kịp thời nếu bệnh tiến triển xấu đi.
Biện pháp cải thiện bệnh tiểu đường sau sinh ở các bà mẹ từng bị tiểu đường thai kỳ
Các chuyên gia nhận định rằng: Việc điều trị bằng thuốc tây y cho bệnh tiểu đường mãn tính không phải là giải pháp tối ưu nhất. Bởi các loại thuốc tây y chỉ có tác dụng hạ đường huyết, không giúp ổn định đường huyết, dùng lâu dài còn gây ra nhiều tác dụng phụ, làm suy giảm chức năng gan thận, gây nhờn thuốc và làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Do đó, sau khi cai sữa cho con, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, các bà mẹ nên sử dụng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, giúp hạ và ổn định đường huyết một cách an toàn.
Một trong các sản phẩm thảo dược dành cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao về hiệu quả, chất lượng và độ an toàn là viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ.
Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + – Bí quyết cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả
BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới. Trong mỗi viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của 2 nhóm thành phần chính như sau:
– Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt vượt trội của BoniDiabet + với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường.
– Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Đây là những thảo dược kinh điển được sử dụng lâu đời cho bệnh nhân tiểu đường do có tác dụng giúp làm hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu và lô hội giúp làm vết thương, vết loét chóng lành, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Công thức vượt trội của BoniDiabet +
Các thành phần trong BoniDiabet + đều được chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến hàm lượng từng thành phần trong công thức nên rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây.
Hơn nữa, hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào cho người sử dụng.
Phản hồi của các bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniDiabet + đã và đang là một trong những sản phẩm được đông đảo bệnh nhân tiểu đường tin tưởng sử dụng. Dưới đây là phản hồi của những bệnh nhân đã sử dụng BoniDiabet +:
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, 52 tuổi, số 11/13A quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0935.535.493
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, 52 tuổi
“Trước kia khi mang thai, cô bị tiểu đường thai kỳ, cứ nghĩ bệnh này sau khi sinh tự khỏi nên cô chủ quan không chữa trị gì. Nào ngờ đâu, một thời gian sau, cô đột nhiên cô bị giảm 3kg trong 2 tuần, mắt mờ. Cô đi khám bác sĩ chẩn đoán cô bị tiểu đường typ 2, đường huyết lên tới 12,7 mmol/l. Cô uống thuốc theo đơn của bác sĩ rồi ăn uống kiêng khem khổ sở đến nỗi bị hạ đường huyết quá mức, suy dinh dưỡng vì thiếu chất, phải đi cấp cứu gấp.”
“Rồi cơ duyên may mắn cô gặp được BoniDiabet +. Sau hơn 1 tháng sử dụng, cô thấy người khỏe hẳn ra, đo lại đường huyết thì không ngờ đã hạ xuống chỉ còn 6.9 mmol/l thôi. Sau khoảng 3 tháng dùng BoniDiabet, mắt cô sáng rõ hẳn ra, đường huyết về khoảng 5.6 mmol/l và chỉ số HbA1c cũng chỉ còn 6.0% thôi. Bác sĩ thấy cô có cải thiện tốt nên giảm bớt liều thuốc tây cho cô rồi. Tuyệt vời nhất là cô không phải kiêng khem khổ sở trong việc ăn uống như trước nữa, mà đường huyết vẫn luôn ổn định. Cô mừng lắm”.
Cô Nguyễn Thị Hồng 56 tuổi, ở thôn Hiệp Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Cô Nguyễn Thị Hồng – 56 tuổi
“Năm 2014, sức khỏe của cô yếu đi rõ rệt, cô giảm từ 55kg còn 48kg, người lúc nào cũng mệt mỏi, xanh xao, chân tay tê buốt, lại còn tiểu nhiều. Cô đi khám được chẩn đoán bị tiểu đường typ 2 với mức đường huyết lúc đó lên tới 18,1 mmol/L. Bác sĩ nói có thể do trước đây cô không kiểm soát tốt đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ nên mới vậy. Khi đó, cô được bác sĩ chỉ định tiêm insulin kèm thuốc uống, đường huyết về được 7,2 mmol/L nhưng được một thời gian đường huyết lại tăng lên 9-10 mmol/L, HbA1c cũng trên 9%.”
“Thật may mắn vì cô gặp được BoniDiabet + của Mỹ. Cô mua về dùng kèm thuốc tây, sau 1 tháng, đường huyết đã giảm và ổn định quanh mức 7 chấm. Sau 3 tháng cô đi đo lại HbA1c chỉ còn 6%, đường huyết cũng về mức an toàn 5,6 mmol/L. Tuyệt vời nhất là cô thấy người khỏe khoắn hẳn ra, các triệu chứng tê buốt chân tay hết hẳn, số lần đi tiểu cũng ít đi. Bác sĩ thấy cải thiện tốt nên đã giảm liều thuốc tây cho cô. Cô duy trì dùng BoniDiabet + đến giờ cũng được 6 năm rồi, đường huyết lúc nào cũng ổn định ở mức an toàn nên cô yên tâm lắm.”
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ, đồng thời biết thêm giải pháp BoniDiabet + an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh tiểu đường. Mọi thắc mắc về căn bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet + xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Dùng BoniDiabet đã có hiệu quả tốt có cần dùng tiếp không?
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY