Nội dung chính
Tiểu đường và tăng huyết áp là hai căn bệnh đều vô cùng phổ biến hiện nay và có mối liên quan mật thiết với nhau. Những người mắc tiểu đường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Ngược lại, tăng huyết áp có thể là yếu tố thúc đẩy các biến chứng tiểu đường xuất hiện. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mối quan hệ giữa chúng nhé!
Tìm hiểu mối quan hệ giữa tiểu đường và tăng huyết áp
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường xảy ra do tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose bởi thiếu hụt hoặc tăng đề kháng với insulin. Điều này khiến cho đường huyết trong cơ thể tăng cao hoặc lên xuống thất thường.
Bệnh tiểu đường được chia ra thành 3 dạng chính gồm:
– Tiểu đường type 1 thường khởi phát từ khi còn trẻ, do tuyến tụy bị phá hủy một phần bởi hệ miễn dịch, dẫn đến thiếu hụt insulin. Dạng bệnh này chiếm khoảng 10% tổng số người mắc tiểu đường.
– Tiểu đường type 2 đa số được bắt gặp ở người từ 40 tuổi trở lên, do cơ thể không sản xuất đủ hoặc tăng đề kháng với insulin. Dạng bệnh này chiếm khoảng 90% tổng số người mắc tiểu đường.
– Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này có thể tự mất đi sau khi sinh con, nhưng cũng có thể tiến triển thành tiểu đường type 2.
Hiện nay, số lượng người mắc tiểu đường tại nước ta rơi vào khoảng 4,79 triệu người, và được dự đoán sẽ còn tăng lên. Đây là căn bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp.
Bệnh tiểu đường xảy ra do sự rối loạn dung nạp đường huyết
Tăng huyết áp là tình trạng như thế nào?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được xác định dựa theo 2 chỉ số là (huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương). Trong đó:
– Huyết áp tâm thu ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi, có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
– Huyết áp tâm trương ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim, có giá trị thấp hơn do áp lực tống máu từ tim lên mạch máu giảm đi.
Huyết áp của một người khỏe mạnh thường sẽ không vượt quá 120/80mmHg. Nếu huyết áp luôn từ mức 140/90 mmHg trở lên, thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.
Tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường được xếp vào dạng tăng huyết áp thứ phát. Một nghiên cứu từ Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association) cho thấy, khoảng 60% người bị tiểu đường mắc tăng huyết áp hoặc phải dùng thuốc ổn định huyết áp.
Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực do máu tác động lên thành mạch tăng lên
Mối quan hệ đặc biệt giữa tiểu đường và tăng huyết áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiểu đường và tăng huyết áp có sự liên quan mật thiết. Tiểu đường là nguyên nhân gây ra và khiến tình trạng tăng huyết áp nặng lên. Trong khi đó, tăng huyết áp lại làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đường huyết cao sẽ khiến lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, giảm sự co dãn, và tạo điều kiện để các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch. Điều này sẽ khiến cho lòng mạch thu hẹp, máu lưu thông khó khăn, làm tăng áp lực lên thành mạch. Bên cạnh đó, đường huyết cao cũng sẽ gây tổn thương thận, khiến hormone renin sản sinh nhiều hơn, từ đó làm huyết áp tăng cao.
Tăng huyết áp lại khiến người bệnh tiểu đường dễ gặp phải nhiều vấn đề tim mạch như: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Tỷ lệ mắc phải các biến chứng này tăng gấp đôi so với người bệnh tiểu đường không mắc kèm tăng huyết áp.
Ngoài ra, tăng huyết áp còn làm tăng áp lực ở cầu thận, khiến thận làm việc vất vả hơn, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng của thận, gây ra bệnh thận tiểu đường. Khả năng lọc máu và bài tiết của thận bị giảm đi sẽ khiến các chất độc ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể người bệnh, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan khác.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, người bệnh tiểu đường mắc kèm tăng huyết áp sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy, trong trường hợp này, người bệnh sẽ cần phải làm những gì?
Tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh tiểu đường
Những điều cần lưu ý khi người bệnh tiểu đường mắc kèm tăng huyết áp
Đối với người bệnh tiểu đường, hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn là yêu cầu bắt buộc để ngăn ngừa các biến chứng. Khi mắc kèm tăng huyết áp, người bệnh sẽ cần quan tâm đến cả chỉ số này. Theo khuyến cáo, mức huyết áp tối ưu mà người bệnh tiểu đường cần duy trì là ở dưới ngưỡng 130/80 mmHg.
Để làm được những điều này, người bệnh tiểu đường cần thực hiện những biện pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh sẽ được chỉ định những loại thuốc giúp hạ đường huyết và giảm huyết áp. Bạn cần sử dụng chúng đúng liều lượng, thời điểm để có hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ gì, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện bắt buộc để bạn duy trì cả 2 chỉ số đường huyết và huyết áp ở mức an toàn. Tinh bột, chất béo và muối sẽ là 3 thứ mà bạn cần quan tâm nhiều nhất.
Bạn cần hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột đơn giản và đường như: Cơm trắng, bánh mỳ, mì gói, bánh kẹo, hoa quả có vị ngọt đậm,… Chúng sẽ khiến đường huyết sau ăn tăng lên rất nhanh. Bạn cũng nên dùng ít hơn 5g muối/ngày để tránh ảnh hưởng đến huyết áp. Với chất béo, bạn cần tránh những loại mỡ động vật, bơ động vật, bơ thực vật, đồ ăn chiên rán nhiều lần,…
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng những thực phẩm lành mạnh hơn như: Gạo lứt, yến mạch, thịt nạc, cá béo, dầu ô liu, rau củ nhiều chất xơ,… Đồ ăn nên được chế biến bằng cách luộc, hấp. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
Ăn uống lành mạnh là điều kiện bắt buộc để giúp ổn định đường huyết và huyết áp
Tập thể dục thường xuyên
Người bệnh tiểu đường dù có mắc tăng huyết áp hay không, đều được khuyến cáo là nên cố gắng tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, với thời lượng tối thiểu cho mỗi lần là 30 phút. Vận động thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe của tim, giảm xơ cứng động mạch và giảm kháng insulin.
Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ
BoniDiabet + là một sản phẩm được nhiều người bệnh tin dùng để giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên và được sản xuất với công nghệ siêu nano Microfluidizer, BoniDiabet + không chỉ an toàn tuyệt đối với người bệnh, mà còn có tác dụng vượt trội trong việc hạ và ổn định đường huyết.
BoniDiabet + – Giải pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tối ưu
Những lợi ích mà BoniDiabet + đem đến cho người bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
– Giúp hạ đường huyết về mức an toàn hơn nhờ có mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi.
– Giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường như: Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội. Trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp giảm kháng insulin, hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu, võng mạc.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
BoniDiabet + còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet + trên 3 phương diện là: Triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +
Với hơn 10 năm đồng hành cùng với rất nhiều người bệnh tiểu đường, BoniDiabet + tự tin là sản phẩm hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe và giảm nhẹ những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Cô Tào Thị Lý, 65 tuổi, thị trấn Tân Yên, Bắc Giang.
Cô Lý chia sẻ: “Cô phát hiện mình mắc tiểu đường từ năm 2012, sau một lần đi khám định kỳ. Đường huyết lúc đấy đã trên 14 chấm rồi. Cô về uống thuốc theo đơn, ăn kiêng đầy đủ, tập thể dục thì ổn định được khoảng 1 thời gian. Sau đó, cô bắt đầu bị biến chứng, mắt mờ, mí mắt tê tê, rồi đến cả bàn tay và chân cũng bị tê bì, bắp chân còn liên tục bị chuột rút, rất khó chịu. Huyết áp lúc nào cũng cao tới 150 – 155.”
“Cô tình cờ biết đến BoniDiabet + với thành phần thảo dược, nhiều người dùng hiệu quả, mà lại an toàn nên cũng mua về dùng. Sau khoảng 2 tháng, tất cả biến chứng thuyên giảm rõ ràng, mắt sáng rõ, chân tay hết tê bì, không còn chuột rút bắp chân, da dẻ sáng, hồng hào hẳn lên. Đường huyết của cô lúc nào cũng chỉ có hơn 5 thôi, người khỏe mạnh. Huyết áp từ ngày đó cũng rất đẹp chỉ 110 -120 thôi. Đến bây giờ, các thuốc huyết áp, tiểu đường cũng được bác sĩ giảm liều đi nhiều rồi.”
Chia sẻ của cô Tào Thị Lý, 65 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và tăng huyết áp. BoniDiabet + là sản phẩm vô cùng ưu việt, giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?
- Xây dựng chế độ ăn giảm cân và kiểm soát tiểu đường cho người béo phì
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY