Nội dung chính
Trước khi mắc đái tháo đường type 2, người bệnh thường trải qua giai đoạn rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose gọi là tiền đái tháo đường. Nếu phát hiện sớm giai đoạn rối loạn đường huyết, việc điều trị kịp thời sẽ giúp đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường và làm chậm quá trình tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về tình trạng rối loạn đường huyết, các bạn nhé!
Rối loạn đường huyết là gì?
Rối loạn đường huyết là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đến ngưỡng giá trị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, hay còn được gọi là tiền tiểu đường.
Rối loạn đường huyết bao gồm 2 dạng:
– Rối loạn dung nạp glucose (IGT)
– Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG)
Tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra trước khi tiến triển thành đái tháo đường
Thực trạng mắc rối loạn đường huyết
Trên thế giới có nhiều thống kê về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tình trạng rối loạn đường huyết:
- Tại Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê của National Diabetes Fact Sheet 2011, có tổng số 25,8 triệu người mắc đái tháo đường, chiếm 8,3% dân số. Trong đó:
+ Đã được chẩn đoán đái tháo đường là 18,8 triệu người
+ Chưa được chẩn đoán là 7 triệu người
+ Số người mắc rối loạn đường huyết là 79 triệu người
- Tại Singapore
Theo NHS 2004, có tới 12% dân số ở tuổi từ 18 đến 69 mắc rối loạn đường huyết.
- Tại Trung Quốc:
Theo một nghiên cứu năm 2008, trên 45000 người dân tuổi từ 20 trở lên thì tỷ lệ mắc rối loạn đường huyết là 15,5%
- Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đường huyết là 25,5%
Đường huyết trong cơ thể được điều hòa như thế nào?
Đường huyết là một chỉ số phản ánh nồng độ đường glucose ở trong máu. Đường huyết thấp quá cũng không tốt mà cao quá cũng rất nguy hiểm.
Bình thường, cơ thể chúng ta lấy glucose từ thức ăn. Lượng đường này chính là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan, cơ bắp và hệ thần kinh trong cơ thể. Trong khi đó, hoạt động hấp thu, tích trữ và sản sinh glucose lại được kiểm soát thường xuyên bởi các quá trình phức tạp với sự tham gia của ruột non, gan và tuyến tụy.
Sau bữa ăn, lượng glucose máu (đường máu) tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Nếu cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.
Nếu glucose máu tăng cao mà glucose lại không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Khi thiếu insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóa lactic, có thể gây toan máu.
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.
Khoảng bốn đến sáu giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần. Điều này kích hoạt sự sản xuất glucagon trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.
Khi nồng độ đường trong máu quá thấp, tụy sẽ tiết ra glucagon. Hormon glucagon có tác dụng làm đứt gãy các chất glycogen chứa trong gan để chuyển chúng thành glucose và đưa nó vào máu, nhờ vậy mà lượng glucose trong cơ thể không bao giờ hạ xuống quá thấp và chức năng hoạt động của tế bào vẫn được đảm bảo.
Quá trình kiểm soát đường huyết trong cơ thể
Rối loạn đường huyết xảy ra khi nào?
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2014, rối loạn đường huyết hay tiền tiểu đường được chẩn đoán khi có ít nhất một trong 2 tiêu chuẩn sau:
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT)
Nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu đường uống từ 7,8 -11,0 mmol/l (hay 140-198 mg/dl) và glucose huyết tương lúc đói <7,0mmol/l (126 mg/dl).
- Suy giảm dung nạp glucose lúc đói (IFG)
- Đường huyết lúc đói (nhịn đói ít nhất 8h): 5,6 – 6,9 mmol/l (101 – 125mg/dl)
- Đường huyết ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng đường máu <7,8 mmol/l (140 mg/dl)
Ngoài ra, rối loạn đường huyết cũng có thể được chẩn đoán dựa vào chỉ số HbA1c (đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng). Khi chỉ số HbA1C nằm trong khoảng 5.7 – 6.4%, bệnh nhân được chẩn đoán là có rối loạn đường huyết.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đường huyết
Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh CDC Hoa Kỳ, có 9 trong 10 người được chẩn đoán tiền tiểu đường hoàn toàn không xuất hiện triệu chứng. Một số người mắc phải tình trạng rối loạn đường huyết có thể có những dấu hiệu như sau:
– Da sẫm màu ở vùng có nếp gấp, chẳng hạn như sau cổ, dưới cánh tay, trong nếp gấp cổ tay…
– Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
– Chậm liền các vết loét
– Khát thường xuyên, đi tiểu nhiều
– Tầm nhìn mờ
– Thường xuyên mệt mỏi
Những đối tượng có khả năng cao mắc rối loạn đường huyết nên đến bệnh viện kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát sớm nguy cơ mắc đái tháo đường.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ rối loạn đường huyết
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn đường huyết cũng là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2:
Tuổi:
Đây là yếu tố được xếp vào vị trí hàng đầu trong các yếu tố nguy cơ của rối loạn đường huyết và tiểu đường. Nguy cơ bị rối loạn đường huyết thường tăng dần theo tuổi.
Thừa cân và béo phì:
Thừa cân béo phì khiến các mô mỡ nhiều hơn, đặc biệt vùng mỡ xung quanh bụng, điều này làm tăng sự đề kháng insulin, khiến glucose trong máu tăng cao và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy đây là lý do hàng đầu cho bệnh đái tháo đường type 2.
Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường:
Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bạn mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2 rất cao.
Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc đẻ con nặng cân:
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/ hoặc tăng đường máu được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
Nếu người phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc có tiền sử đẻ con nặng cân trên 4kg thì nguy cơ xuất hiện tiền đái tháo đường và đái tháo đường là lớn hơn người bình thường.
Khoảng 30-50% những bà mẹ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ sẽ tiến triển thành đái tháo đường trong vòng 5-10 năm sau khi có thai
Những người mắc bệnh lý khác:
- Tăng huyết áp:
Người bị tăng huyết áp có khả năng mắc tiền đái tháo đường cao hơn người có huyết áp bình thường. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 1,5 – 2 lần so với nhóm không mắc bệnh đái tháo đường.
- Rối loạn lipid máu:
Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam năm 2013, 77% bệnh nhân có rối loạn đường huyết gặp tình trạng rối loạn lipid máu và tỷ lệ này tăng theo độ tuổi. Các nhà khoa học khẳng định, rối loạn lipid máu có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường.
Thói quen lười vận động
Việc hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, sử dụng hết glucose và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin do đó làm giảm nhu cầu về insulin. Tuy nhiên, khi bạn ít vận động, cơ thể cần phải làm việc chăm chỉ hơn để hấp thu đường và tạo ra insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc rối loạn đường huyết và đái tháo đường.
Chế độ ăn không hợp lý.
Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ béo phì, tăng sự đề kháng insulin, làm tăng nguy cơ dẫn đến rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường máu lúc đói.
Thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiêu hóa mà còn làm tăng nguy cơ mắc rối loạn đường huyết và đái tháo đường. Theo đánh giá của các chuyên gia, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2 lần người không hút.
Rượu, bia ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy và làm giảm sự nhạy cảm insulin. Những người có thói quen uống nhiều rượu bia có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp 2,2-2.4 lần so với những người đàn ông không uống rượu hoặc uống với lượng ít (60-100ml/1 tuần)
Chủng tộc:
Người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa và người châu Á có nhiều khả năng mắc rối loạn đường huyết và đái tháo đường type 2 cao hơn so với các chủng tộc khác.
Rối loạn đường huyết có nguy hiểm không?
Rối loạn đường huyết ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc các triệu chứng xảy ra mờ nhạt, không rõ ràng nên bệnh nhân rất dễ bỏ qua, cho đến khi xuất hiện các triệu chứng sút cân nhanh không rõ nguyên nhân, uống nhiều nước mà vẫn khát, tiểu nhiều… thì lúc đó đường huyết đã tăng rất cao và bệnh nhân đã chuyển sang đái tháo đường lúc nào không hay biết.
Cứ 4 người bị rối loạn đường huyết thì sẽ có từ 1 – 3 người tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 10 năm. Nhưng nếu đưa đường huyết về giá trị ổn định, sẽ có khoảng 70% không tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Nếu rối loạn đường huyết hay tiền đái tháo đường được phát hiện sớm thì đây có thể trở thành một lợi thế để cải thiện sức khỏe, tránh nguy cơ tiến triển thành Đái tháo đường type 2.
Giải pháp hạn chế rối loạn đường huyết tiến triển thành bệnh đái tháo đường
Những người mắc rối loạn đường huyết hay thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường cần chú ý thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ tiến triển thành tiểu đường:
- Điều trị rối loạn đường huyết bằng thuốc
Qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, một số thuốc lâu đời nhất để trị bệnh đái tháo đường đã được chỉ định làm thuốc điều trị rối loạn đường huyết bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ hạ đường huyết và tăng cân. Tuy nhiên, thuốc chỉ được chỉ định khi người bệnh bị rối loạn đường huyết đã trên 60 tuổi, bị béo phì (chỉ số BMI lớn hơn 35) và đã từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
- Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm
Những người mắc bệnh lý tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu có nguy cơ cao mắc rối loạn đường huyết. Chính vì vậy mà những người bệnh mắc 2 bệnh lý này cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh, kiểm tra huyết áp và tình trạng rối loạn lipid máu thường xuyên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc rối loạn đường huyết và đái tháo đường.
- Biện pháp điều chỉnh lối sống
- Giảm cân nếu thừa cân: Giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì sẽ giúp giảm đường huyết.
Kiểm soát cân nặng tốt có thể cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết
- Kiểm soát tốt đường huyết qua chế độ ăn: nguyên tắc chung trong chế độ ăn khi bị rối loạn đường huyết cũng tương tự như bệnh nhân tiểu đường. Hãy tăng cường lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít chất béo, giàu chất xơ như: các loại củ quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… Hạn chế những thực phẩm có khả năng làm đường huyết tăng cao như chất tạo ngọt nhân tạo, các loại bánh ngọt, đồ uống có ga…
- Tăng cường hoạt động thể chất: Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn để hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng cho cơ thể. Đồng thời việc tập thể dục còn làm tăng khả năng hấp thụ, sử dụng đường tạo năng lượng cho cơ bắp mà thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin. Chính vì vậy mà các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết khuyến cáo bệnh nhân có rối loạn đường huyết và bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục thể thao. Việc dành tối đa 30 phút mỗi ngày để đi xe đạp, bơi lội, chạy bộ… đã được chứng minh làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh tim mạch và tiểu đường. Về lâu dài, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tăng thời gian và cường độ tập luyện.
- Tránh căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống: Việc luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái sẽ giúp cho việc kiểm soát đường huyết được tốt hơn. Chính vì vậy mà bệnh nhân có rối loạn đường huyết có thể tập thiền, yoga, hoặc nghe nhạc vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
- Ngừng hút thuốc lá, từ bỏ rượu bia
- Sử dụng sản phẩm giúp hạ và ổn định đường huyết có nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên BoniDiabet
BoniDiabet là sản phẩm đặc biệt đến từ Mỹ và Canada, được phối hợp hoàn hảo giữa các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội… và các nguyên tố vi lượng magie, selen, chrom, và alpha lipoic acid.
Các nguyên tố vi lượng trong BoniDiabet, đặc biệt là thành phần Chrom chính là chìa khóa giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Chrom đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng đối với bệnh tiểu đường và được chứng minh là thành phần có vai trò quan trọng trong chuyển hóa đường, chất béo, phối hợp và giúp làm tăng hoạt tính của insulin, giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, hàng ngày lượng chrom đưa vào cơ thể vẫn ít hơn 20% so với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, quá trình lão hóa, béo phì, mang thai, phẫu thuật, uống nhiều rượu bia, bệnh tật, nhiễm virus… lại càng làm cơ thể thiếu hụt chrom. Tuổi càng cao thì lượng chrom dự trữ trong cơ thể càng giảm. Theo đó, ở tuổi 70 thì lượng chrom chỉ còn một nửa so với tuổi thanh niên. Nhu cầu bổ sung chrom hàng ngày rất quan trọng đặc biệt với những người bệnh tiểu đường.
Không chỉ chứa các nguyên tố vi lượng, một trong các hoạt chất tốt cho người bệnh đái tháo đường Alpha lipoic acid cũng được bổ sung trong thành phần BoniDiabet. Alpha lipoic acid giúp bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, chống tác hại trên thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng và tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết. Ngoài ra, alpha lipoic acid còn giúp bảo vệ chức năng não, cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não và ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Chính vì vậy mà BoniDiabet có tác dụng toàn diện, giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết đồng thời ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giúp giảm cholesterol và lipid máu.
Như vậy, để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa rối loạn đường huyết chuyển thành tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, chăm chỉ vận động thể lực, ngoài ra cần dùng kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet mỗi ngày 2 – 6 viên (tùy tình trạng bệnh) để giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt nhất.
Đánh giá BoniDiabet
“BoniDiabet có hiệu quả không?” có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang chuẩn bị có ý định sử dụng BoniDiabet. Để giải đáp thắc mắc này, mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniDiabet qua phần dưới đây.
Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi, Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước Hiệp, TP bà Rịa, SĐT 0909.151.519
“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng tụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã được bác sĩ chỉ định giảm liều thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”
Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi. Địa chỉ số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng. SĐT 0904.377.275
“Đầu năm 2015, thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, chú mới đi khám ở bệnh viện thì biết mình bị đái tháo đường type 2, mức đường huyết rất cao, khoảng 26-27 mmol/l. Sau 10 ngày điều trị, đường huyết hạ, nhưng vẫn ở mức rất cao. Tình cờ, đọc trên tạp chí biết đến sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada, chú quyết định mua về dùng thử. Ban đầu chú dùng BoniDiabet liều 6 viên một ngày, chia 2 lần sáng tối. Được 1 tháng đi kiểm tra lại, chỉ số đường huyết đạt 7 mmol/l. Thế là bác sĩ liền giảm một phần liều thuốc tây xuống cho chú. Sau 2 tháng dùng BoniDiabet liên tục, thấy bác kiểm soát tốt đường huyết, bác sĩ đã giảm cho chú gần hết thuốc tây rồi. Kể từ đó, chú an tâm dùng BoniDiabet kết hợp với ăn uống điều độ, tập thể dục mỗi ngày. Bây giờ chú chỉ cần dùng BoniDiabet 3 viên/ngày nhưng đường huyết vẫn duy trì 5-6 mmol/l. Chú cũng chưa hề gặp biến chứng tiểu đường gì cả. Chú mừng lắm.”
Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi
Cô Nguyễn Thị Hoàn, 62 tuổi. Địa chỉ thôn Bình An, xã Chu Điện, huyện Lục Nam, Bắc Giang. SĐT 0986.711.458
“Lúc mới phát hiện bị đái tháo đường type 2, chỉ số đường huyết lên tới 19-20mmol/l. Sau khi xuất viện lần đó, cô dùng thuốc tây, nhưng đường huyết thất thường lắm, lúc 8-9 chấm, lúc thì lại bị tụt đường huyết xây xẩm mặt mày, cô lại bị thêm cả mỡ máu cao nữa. Tình cờ biết tới BoniDiabet của Mỹ và Canada, cô mừng quá, mua về dùng thử. Cô uống ngày 4 viên chia 2 lần kèm thuốc tây. Đến 2 tháng sau cô đi kiểm tra đường trong máu chỉ còn hơn 6 chấm, bác sĩ cũng ngạc nhiên lắm nên chủ động giảm bớt thuốc tây xuống cho cô. Đến nay cô dùng BoniDiabet đã được hơn 1 năm, đồng thời cô cũng giảm BoniDiabet còn có 2 viên/ngày kết hợp với thuốc tây bác sĩ kê và đường huyết luôn ổn định ở mức 5-6, đồng thời mỡ máu cũng về mức an toàn.”
Cô Nguyễn Thị Hoàn, 62 tuổi
Ở giai đoạn tiền tiểu đường hay rối loạn đường huyết, nếu bệnh nhân cải thiện toàn diện lối sống của bản thân kết hợp với sử dụng sản phẩm giúp hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet thì giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn chặn sự khởi phát của bệnh tiểu đường và hạn chế việc diễn tiến đến các biến chứng của những bệnh lý nguy hiểm sau này. Hy vọng bài viết hữu ích với quý bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Chế độ ăn cho người tiểu đường và các nguyên tắc cơ bản trong ăn uống sinh hoạt
- Biến chứng bệnh tiểu đường – lý do khiến tiểu đường là bệnh nguy hiểm hàng đầu
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY