Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối – Đâu là phương pháp chăm sóc hiệu quả?

Nội dung chính

 

   Người ta thường dùng từ “giai đoạn cuối” để chỉ bệnh tiểu đường khi đã có những biến chứng nặng nề đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của giai đoạn này, đồng thời có cho mình giải pháp chăm sóc, phòng ngừa hiệu quả, mời bạn cùng Thảo Dược Bốn Phương theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối - Đâu là phương pháp chăm sóc hiệu quả?

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối – Đâu là phương pháp chăm sóc hiệu quả?

 

Các giai đoạn phát triển của bệnh tiểu đường

Với rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể, người ta chia làm hai giai đoạn là tiền tiểu đường và tiểu đường. Tuy nhiên, dựa vào triệu chứng và mức độ nặng của bệnh, để tiện theo dõi, có nhiều quan điểm chia tiểu đường thành 5 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Xảy ra khi nồng độ glucose trong máu bắt đầu tăng lên đạt 5.0 – 6.5 mmol/l, chức năng tế bào tụy (nơi tạo ra Insulin) suy giảm nhẹ. Hai giai đoạn này được gọi chung là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường (tiền tiểu đường).

Bước sang giai đoạn 2: Sự thay đổi của tuyến tụy rõ rệt hơn, đường huyết tăng tương đối nhanh và cần sử dụng phương pháp dùng thuốc để hạ và ổn định đường huyết.

Giai đoạn 3,4: Bệnh tiểu đường ở giai đoạn 3 sẽ mắc một số biến chứng trên mạch máu, tim, thận, thần kinh và mắt như:

– Tim mạch: Xơ vữa động mạch, tắc hẹp động mạch chi…

– Thận: Nước tiểu sủi bọt và tiểu nhiều, nhất là về đêm.

– Thần kinh: Tê bì chân tay, dị cảm, giảm cảm giác.

– Mắt: Mắt mờ, như có màn che trước mắt.

– Da: khô, nứt nẻ, hay ngứa, vết thương lâu lành.

Giai đoạn 5: Hay còn gọi là bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Người bệnh xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như suy thận, mù lòa, loét hoại tử chân, đột quỵ… Lúc này, đường huyết cũng rất khó kiểm soát, bác sĩ sẽ cố gắng giúp bệnh nhân giảm nhẹ biến chứng và kéo dài thời gian sống.

Nếu dựa trên cách các giai đoạn như trên, thì bệnh tiểu đường giai đoạn cuối rất nguy hiểm, khó điều trị, tính mạng của bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.

 

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ có đường huyết ở mức nào?

 

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ có đường huyết ở mức nào?

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sẽ có đường huyết ở mức nào?

 

   Khi đã ở giai đoạn cuối, khả năng điều tiết, điều hòa đường huyết trong cơ thể sẽ rất kém. Độ nhạy cảm của hormon insulin với cơ quan đích thấp, đề kháng insulin mạnh cũng như hoạt động bài tiết của tuyến tụy sẽ không còn tốt nữa. Chỉ số đường huyết gần như lúc nào cũng ở mức độ nguy hiểm mà ngay cả dùng đến các thuốc điều trị cũng khó có thể đưa về khoảng an toàn được.

    Do đã trải qua một khoảng thời gian dài kể từ khi tiểu đường khởi phát, người bệnh đái tháo đường thời kỳ nặng nhất này sẽ có hàng loạt các biến chứng nguy hiểm xảy ra: Từ biến chứng tim mạch, thận, đến biến chứng thần kinh, mắt và da.

 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

 

Biến chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Biến chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

 

  • Cao huyết áp

    Cao huyết áp là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có biến chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Cao huyết áp xuất hiện ở khoảng 50% người mắc bệnh tiểu đường.

  Biểu hiện đi kèm của cao huyết áp giai đoạn này là nhức đầu thường xuyên, mờ mắt, khó thở, …

  • Suy tim

   Nguyên nhân là do nồng độ đường trong máu cao gây tổn thương thành mạch. Sự tích lũy cholesterol, canxi và chất thải chuyển hóa tại vị trí này sẽ góp phần tạo nên mảng xơ vữa.  Đây là nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể và đưa máu nghèo oxy về tim. Tim phải nỗ lực bơm máu nhiều hơn, lâu dài khiến cơ quan này bị suy chức năng và hoạt động.

   Một số biểu hiện của triệu chứng suy tim do bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là: khó thở, phù nề chân tay, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi, ho khan hoặc ho khạc ra đờm hồng, đau tức ngực lan ra cánh tay, vai, cổ;… có thể có cơn nhồi máu cơ tim và nguy cơ tai biến mạch máu não cao…

  • Suy thận

   Đường máu tăng cao phá hủy dây thần kinh và mạch máu làm giảm chức năng lọc của thận. Trong khi đó thận phải lọc máu quá nhiều để đào thải đường ra khỏi cơ thể, có thể dẫn đến viêm thận, suy thận.

   Dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm: Mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần, tiểu đục,  nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu, chán ăn, ngứa ran, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đau lưng, liệt dương ở nam, viêm âm đạo và giảm ham muốn tình dục ở nữ giới…

  • Mù lòa

   Khi nồng độ glucose trong máu quá cao và kéo dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây ra các bệnh về võng mạc. Đây là nguyên nhân gây suy giảm thị lực nghiêm trọng ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Thậm chí họ có thể bị mù lòa vĩnh viễn nếu không có biện pháp phòng ngừa và cải thiện sớm.

  • Vết loét, hoại tử, cắt cụt chi

     Tình trạng này xảy ra do tình trạng viêm đa dây thần kinh khiến cảm giác chân tay bị tê bì, mất cảm giác. Bởi vậy, người bệnh sẽ có những vết thương nhỏ ở chi mà không phát hiện ra.

   Ngoài ra, nồng độ đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, xơ vữa động mạch chi do bệnh tiểu đường lại làm giảm lưu lượng máu đến các vị trí này, đồng nghĩa với việc lượng bạch cầu chống lại vi khuẩn cũng giảm.

   Những yếu tố này gây ra vết thương lâu lành, nhiễm trùng, lở loét… Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh phải cắt cụt chi do hoại tử, thậm chí là tử vong vì nhiễm trùng.

 

Chăm sóc người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như thế nào?

   Chăm sóc người bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối đòi hỏi sự kiên trì của cả người mắc, bác sĩ và những thành viên trong gia đình. Mục tiêu là giảm nhẹ các triệu chứng, giảm đau đớn và duy trì chất lượng sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

 

Chăm sóc người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như thế nào?

Chăm sóc người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như thế nào?

Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc mà bạn cần nắm rõ:

  • Theo dõi Glucose máu

   Kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm những trường hợp tăng hạ đường huyết nguy hiểm. Nhờ đó, gia đình có thể kịp thời thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị. Trong thời gian này, mục tiêu đường huyết có thể nằm trong khoảng từ 4 – 15 mmol/L.

  • Xây dựng chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng

   Một điều cũng rất quan trọng đối với người tiểu đường giai đoạn cuối là phải có chế độ ăn đủ dinh dưỡng thay vì một thực đơn ăn kiêng nghiêm ngặt. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, ăn đồ dễ tiêu, đa dạng các loại rau củ.

   Ngoài ra, với mỗi loại biến chứng khác nhau, chế độ ăn uống sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Ví dụ với người suy tim, thực đơn hàng ngày phải giảm dầu mỡ, uống vừa phải nước (không quá 1.5 – 2 lít/ngày). Người suy thận cần ăn hạn chế muối để giảm gánh nặng lên thận…

Có thể thấy, ở “giai đoạn cuối”, người bệnh đã xuất hiện những biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Suy thận, suy tim, đột quỵ… sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Các biện pháp điều trị lúc này cũng là duy trì, phòng ngừa biến chứng nặng hơn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Để ngăn bệnh tiểu đường tiến triển thành “giai đoạn cuối”, người bệnh cần có biện pháp giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường ngay từ đầu. Để làm được điều đó, sử dụng sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ là phương pháp hiệu quả dành cho bạn.

 

 BoniDiabet + – Giải pháp hiệu quả từ thảo dược cho người bệnh tiểu đường

 

BoniDiabet + - Giải pháp hiệu quả từ thảo dược cho người bệnh tiểu đường

BoniDiabet + – Giải pháp hiệu quả từ thảo dược cho người bệnh tiểu đường

  Ths. Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Quân y 108 cho biết: “Hiện nay, thảo dược được sử dụng rất hiệu quả trong việc giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường. Trong đó tiêu biểu là những loại có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết rất tốt như dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi…”

   “Trên thị trường hiện nay có sản phẩm BoniDiabet + được sản xuất ở Mỹ không những có thành phần bao gồm toàn bộ những thảo dược trên mà còn bổ sung cả nguyên tố vi lượng như magie, selen, crom, kẽm rất tốt trong việc giúp phòng ngừa và làm giảm biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh…”

  “Thông thường người bệnh chỉ cần sử dụng BoniDiabet + khoảng 2 tháng đã thấy tác dụng rõ rệt trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa và cải thiện một số biến chứng sớm của bệnh tiểu đường như mờ mắt, tê bì chân tay…”

  “Tôi rất tin tưởng và khuyên bệnh nhân của mình sử dụng  BoniDiabet +  bởi sản phẩm này đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại BV y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá chiếm tỷ lệ cao 96,67%”.

   Điểm đặc biệt tạo nên hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + là công nghệ bào chế microfluidizer – Công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới. BoniDiabet + được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ)  thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

Hệ thống máy móc trong các nhà máy của tập đoàn Viva sử dụng công nghệ microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniDiabet + tồn tại dưới dạng những phân tử hạt nano có kích thước nano đồng nhất, loại bỏ được những nguồn ô nhiễm, tăng độ ổn định cho sản phẩm,  kéo dài hạn sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.

 

Chia sẻ của khách hàng đã sử dụng sản phẩm BoniDiabet +

  BoniDiabet + được hàng triệu bệnh nhân tiểu đường tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là những chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm

 

Cô Ngô Thị Vân (67 tuổi) số điện thoại 0329126546 ở số 2 đường Gò Ô Môi, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.

 

Cô Ngô Thị Vân 67 tuổi

Cô Ngô Thị Vân 67 tuổi

Cô Vân chia sẻ: “Năm 2015 cô đi khám bác sĩ kết luận cô bị tiểu đường, đường huyết lúc đó quá cao, tận 34,5  mmol/l, đường trong nước tiểu lên tới tận 700 mg/dl. Lúc đó, cô phải nhập viện ngay, cô được tiêm insulin liên tục để hạ đường huyết xuống. Rồi sau đó bác sĩ kê thuốc tây diamicron và glucophage, lượng đường cũng hạ xuống được thêm chút nữa, nhưng vẫn ở ngưỡng cao, dao động khoảng 10-13 mmol/l. Nghe người ta nói nếu không kiểm soát tốt, để tiến triển thành bệnh tiểu đường giai đoạn cuối thì nguy hiểm đến tính mạng nên cô lo lắm.”

“Tình cờ cô biết tới sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô ra ngay nhà thuốc mua về dùng, đều đặn uống ngày 4 viên chia 2 bữa kết hợp với thuốc tây. Chỉ sau 4 lọ đường huyết của cô đã hạ xuống được 7.5 mmol/l rồi. Cô thấy trong người khỏe hơn, không còn mệt mỏi nữa. Sau 4 tháng, mắt cô đã sáng rõ, cảm giác tê bì, đau đớn, rát bỏng tay chân đã đỡ nhiều. Cô đi khám đường huyết chỉ còn 6.2 mmol/l, bác sĩ xem kết quả còn khen chỉ số thế này là quá đẹp rồi. Cô cảm ơn BoniDiabet +

rất nhiều.” 

   Qua bài viết, độc giả có thể thấy được các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khá rõ rệt và nặng nề, nhưng bệnh hoàn toàn có thể cải thiện theo chiều hướng tốt nếu sử dụng đúng phương pháp. Để được tư vấn thêm mời bạn đọc gọi về tổng đài miễn cước 1800 1044. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà