Nội dung chính
Insulin là loại thuốc gắn liền với bệnh tiểu đường và được dùng theo đường tiêm thay vì đường uống như các thuốc khác. Hiện nay, nhiều loại insulin khác nhau đã được phát triển nhằm giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Vậy, người bệnh tiểu đường cần sử dụng insulin như thế nào? Tiêm insulin trước ăn hay sau ăn? Chúng ta hãy dùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin trước ăn hay sau ăn?
Insulin có những loại nào?
Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào beta ở tuyến tụy. Tác dụng lớn nhất của insulin là đưa glucose từ máu vào trong tế bào để cung cấp năng lượng và dự trữ tại gan dưới dạng glycogen. Nhờ đó, insulin giúp điều hòa và giữ đường huyết ở mức ổn định.
Đồng thời, insulin cũng góp mặt trong quá trình chuyển hóa chất béo và đạm. Insulin tham gia vào việc tổng hợp các acid béo và protein, đưa chúng tới các mô mỡ và mô cơ để dự trữ. Vì vậy, thiếu hụt insulin sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề như: Rối loạn dung nạp đường huyết, rối loạn chuyển hóa mỡ máu và tăng phân giải protein.
Hiện nay, insulin được ứng dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh tiểu đường type 1, type 2 và cả tiểu đường thai kỳ. Insulin sẽ bị phá hủy bởi men tiêu hóa của dạ dày. Do đó, người bệnh sẽ sử dụng insulin bằng đường tiêm.
Theo thời gian, có nhiều loại insulin khác nhau đã được tạo ra nhằm phục vụ tốt nhất cho việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Chúng ta có thể phân loại insulin theo những cách sau đây:
Theo nguồn gốc
– Insulin được bán tổng hợp từ động vật: Đây là loại insulin được sản xuất bằng cách chiết xuất insulin từ tuyến tụy của bò và lợn, rồi được tinh sạch để sử dụng. Những loại insulin này có nhiều điểm khác biệt với insulin của người, nên hiệu quả không cao và có nhiều tác dụng phụ. Đồng thời, giá cả của chúng cũng vô cùng đắt đỏ do quá trình tinh sạch phức tạp và không thể sản xuất trên quy mô lớn.
– Insulin tái tổ hợp: Đây là công nghệ giúp sản xuất ra insulin nhân tạo có cấu trúc gần như hoàn chỉnh so với insulin người. Phương pháp này sử dụng vi khuẩn E. coli và nấm men để tổng hợp insulin rồi tách lấy thành phẩm. Những loại insulin được sản xuất theo phương pháp này có hiệu quả cao hơn và ít tác dụng phụ, đồng thời giá thành cũng giảm đi đáng kể.
Theo thời gian tác dụng
– Insulin có tác dụng nhanh.
– Insulin có tác dụng ngắn.
– Insulin có tác dụng trung bình.
– Insulin có tác dụng dài.
– Insulin phối hợp.
Tác dụng chính của insulin
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của người bệnh để chỉ định loại insulin phù hợp, cũng như liều lượng, cách dùng và thời điểm dùng thuốc. Trong đó, “tiêm insulin trước ăn hay sau ăn để có tác dụng tốt nhất?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh tiểu đường. Vậy, người bệnh cần sử dụng insulin khi nào?
Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin trước ăn hay sau ăn?
Như đã nhắc đến ở trên, việc sử dụng insulin sẽ được chỉ định bởi các bác sĩ. Bởi lẽ, tác dụng của insulin sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí tiêm và thời điểm dùng thuốc.
Thông thường, các loại insulin sẽ được sử dụng trước mỗi bữa ăn để giúp đường huyết không bị tăng quá cao sau khi ăn. Mỗi loại insulin sẽ có một thời gian khởi phát tác dụng khác nhau, người bệnh sẽ cần lưu ý điều này để dùng sao cho phù hợp nhất.
Ví dụ, insulin tác dụng nhanh có hiệu quả sau khi tiêm từ 15 – 30 phút, insulin tác dụng trung bình có hiệu quả sau khi tiêm khoảng 1 giờ. Các bữa ăn của người bệnh cần sẽ được sắp xếp trong đúng khoảng thời gian này. Nếu các bữa ăn cách xa thời điểm dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tình trạng hạ đường huyết
Bên cạnh đó, các vị trí tiêm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của insulin, trong đó:
– Tiêm ở bụng: Đây là vị trí giúp insulin đi vào máu nhanh nhất. Nơi tiêm thường là vùng giữa eo và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Người bệnh cần tiêm theo chiều kim đồng hồ và đổi vị trí liên tục để tránh tác dụng phụ tại nơi tiêm.
– Cánh tay: Vị trí này có tốc độ hấp thu insulin vừa phải, được chỉ định khi người bệnh không thể tiêm ở vùng bụng. Nơi tiêm thường là ở bắp tay sau.
– Vùng đùi: Đây là vị trí hấp thu insulin chậm nhất nhưng lại thuận tiện cho người bệnh tự tiêm. Người bệnh cần tiêm vào phía trước của đùi, hơi lệch về phía ngoài chân.
– Vùng lưng hoặc hông: Tốc độ hấp thu tại đây khá chậm. Người bệnh cần tiêm vào góc phần tư, bên ngoài, phía trên của mông.
Các vị trí tiêm insulin
Insulin được tiêm vào lớp mỡ dưới da, do đó người bệnh cần luân phiên vị trí tiêm trong ngày để hạn chế tác dụng phụ tại đó. Người bệnh cũng cần tiêm vào một thời điểm nhất định trong ngày và kiểm tra đường huyết khi tiêm insulin.
Mặc dù, insulin được coi là loại thuốc giúp hạ đường huyết hiệu quả, nhưng nó vẫn có thể đem lại một số tác dụng phụ nhất định với người bệnh tiểu đường. Vậy, những tác dụng phụ này là gì?
Các tác dụng phụ khi tiêm insulin
Một số tác dụng phụ điển hình của insulin có thể kể đến như:
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là tình trạng đường trong máu giảm xuống một cách nhanh chóng và đột ngột. Triệu chứng của hạ đường huyết có thể kể đến như: Choáng váng, chóng mặt, vã mồ hôi, lú lẫn,…
Nếu người bệnh vẫn còn giữ được ý thức, thì bạn có thể cho họ ăn một chút đường, đồ ngọt để khôi phục đường huyết. Trong trường hợp người bệnh mất ý thức, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Phản ứng dị ứng
Nơi tiêm insulin có thể bị mẩn đỏ, ngứa hoặc phù. Những triệu chứng này mất đi sau vài ngày đến vài tuần sau đó. Một số trường hợp người bệnh xuất hiện phản ứng toàn thân như: Khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tăng nhịp tim,…
Loạn dưỡng mỡ
Đây là tình trạng một vùng da bị lõm xuống, đổi màu do mất tổ chức mỡ dưới da. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh nên luân chuyển vị trí tiêm thường xuyên.
Tăng cân
Insulin có thể thúc đẩy quá trình đồng hóa khiến người bệnh tăng cân. Điều này xảy ra do chế độ ăn uống của người bệnh dư thừa calo. Tế bào không dùng hết glucose và chúng sẽ được chuyển về tích tụ dưới dạng mỡ.
Insulin thúc đẩy quá trình đồng hóa khiến người bệnh tăng cân
Do đó, người bệnh cần sử dụng insulin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ này. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng cần kết hợp thêm các biện pháp khác để giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả nhất. Vậy, những biện pháp này là gì?
Các biện pháp khác giúp kiểm soát đường huyết
Những biện pháp giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn có thể kể đến như:
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
– Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vì chúng sẽ làm tăng nhanh đường huyết sau ăn.
– Hạn chế ăn thịt mỡ, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas,…
– Không uống rượu, bia, thuốc lá.
– Ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi.
– Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
– Đồ ăn nên được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng, kiểm soát cân nặng và giúp tăng cường lưu thông máu. Bạn nên lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… Mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút để tập luyện và thực hiện ít nhất 5 lần mỗi tuần.
Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục đều đặn
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, sử dụng thảo dược để giúp hạ đường huyết đang là xu hướng được nhiều người tin tưởng sử dụng không chỉ vì sự hiệu quả, mà còn an toàn, phù hợp để sử dụng lâu dài. Để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất, bạn nên dựa vào những tiêu chí như:
– Có thành phần toàn diện, có hiệu quả tốt không chỉ trong việc hạ mà còn cần giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa tốt các biến chứng tiểu đường.
– Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
– Cơ sở sản xuất đạt chứng nhận GMP của WHO, FDA (Hoa Kỳ).
– Được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.
– Đã được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế.
Và, BoniDiabet + của Mỹ chính là sản phẩm đạt được đầy đủ những tiêu chí kể trên.
BoniDiabet + – Giải pháp giúp kiểm soát đường huyết một cách dễ dàng
BoniDiabet + có chứa các thảo dược giúp hạ đường huyết và mỡ máu như: Mướp đắng, dây thìa canh, lô hội, hạt methi, quế.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của BoniDiabet + chính là các nguyên tố vi lượng như: Kẽm, crom, selen, magie. Chúng giúp tăng cường tác dụng của insulin, giảm kháng insulin, từ đó đường huyết sẽ được giữ ổn định ở mức an toàn. Người bệnh sẽ phòng ngừa được những biến chứng tiểu đường trên tim mạch và gan thận hiệu quả.
BoniDiabet + còn có acid folic, vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ thành mạch. Alpha lipoic acid giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận, từ đó giúp sản phẩm tăng cường tác dụng phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + dưới góc nhìn của chuyên gia
TS.BS Nguyễn Trí Bình – Bệnh viện lão khoa Trung Ương cho biết: “Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu hàng đầu với người bệnh tiểu đường. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn kiêng và vận động thể lực thường xuyên.
Đồng thời, người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm có chứa thảo dược và các nguyên tố vi lượng như BoniDiabet + .Tôi đánh giá rất cao sản phẩm BoniDiabet + trong việc kiểm soát đường huyết vì hiệu quả đã được kiểm chứng trên lâm sàng và cho kết quả vô cùng khả quan. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân cũng phản hồi rất tốt sau khi sử dụng BoniDiabet +.”
TS.BS Nguyễn Trí Bình tư vấn về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Hy vọng, qua bài viết trên đây, quý độc giả đã có được câu trả lời cho vấn đề: “Người bệnh tiểu đường cần tiêm insulin trước ăn hay sau ăn?”. Để giúp đường huyết luôn ổn định ở mức an toàn, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Đừng xem thường sự nguy hiểm từ bộ ba bệnh tiểu đường, mỡ máu và tăng huyết áp
- Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt?
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY