Nội dung chính
Tôm và cua là hai loại thực phẩm ưa thích của cả người lớn và trẻ em. Những món ăn được chế biến từ chúng không chỉ có mùi vị hấp dẫn, mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm như thế nào để có lợi ích tốt nhất luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trong đó, “người bị tiểu đường có ăn được tôm cua không?” là thắc mắc của không ít người bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Người bị tiểu đường có ăn được tôm cua không?
Những lợi ích của tôm và cua với sức khỏe con người
Tôm và cua là hai nguyên liệu để tạo ra nhiều món ăn khoái khẩu đủ để hấp dẫn những người khó tính nhất. Bên cạnh mùi vị thơm ngon, tôm cua còn đem lại không ít lợi ích với sức khỏe khi được sử dụng đúng cách.
Lợi ích của tôm với sức khỏe
Tôm là loại thực phẩm có hàm lượng calo và carbohydrate thấp, nhưng lại giàu protein và nhiều khoáng chất như: I-ốt, photpho, kẽm, đồng, magie, canxi, kali, sắt, mangan, vitamin b12,… Do đó, nó là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn giảm cân hoặc giữ cân nặng ổn định.
Bên cạnh đó, tôm còn chứa một số chất chống oxy hóa như astaxanthin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất này có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do, giúp ngăn ngừa hình thành nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường sức khỏe não bộ và cải thiện trí nhớ.
Lợi ích của cua với sức khỏe
Bên cạnh tôm, cua cũng là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là cua biển. Thịt cua được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao, trong đó:
– Cua đồng có chứa hàm lượng canxi cao, cùng với đó là sắt, photpho, vitamin nhóm B (B1, B2, PP,…),…
– Cua biển lại có nhiều canxi, sắt, kali, photpho, magie, kẽm, đồng, mangan, selen, vitamin nhóm B, C, A, E, K và các acid amin (Lysin, cystine, arginine, leucine,…),…
Những lợi ích mà cua biển mang lại có thể kể đến như: Tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe não bộ, giúp xương chắc khỏe và tăng cường miễn dịch,…
Cua biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể
Với những lợi ích đặc biệt này, tôm và cua luôn được nhiều người săn đón và trở thành những món ăn ưa thích của cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, chúng cũng giúp cho những người đang mang bệnh phục hồi được sức khỏe nhanh chóng.
Tuy nhiên, “có ăn được tôm cua không?” vẫn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh tiểu đường? Vậy, câu trả lời cho vấn đề này là gì?
Người bị tiểu đường có ăn được tôm cua không?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường nên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột thấp. Bởi lẽ, những thực phẩm này sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn.
Hàm lượng đường và tinh bột có thể được xác định một cách tương đối thông qua chỉ số đường huyết GI. Theo đó, thực phẩm có GI thấp (dưới 55) là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh tiểu đường. Ngược lại, người bệnh sẽ cần cân nhắc khi sử dụng những thực phẩm có GI từ 56 trở lên. Đặc biệt, người bệnh nên tránh những thực phẩm có GI trên 70.
Tôm và cua là hai thực phẩm có hàm lượng tinh bột rất thấp. Do đó, người bệnh tiểu đường hoàn toàn sử dụng được chúng mà không cần phải lo về đường huyết sau ăn.
Tuy nhiên, tôm cua lại có hàm lượng đạm và cholesterol cao. Do đó, nếu quá lạm dụng chúng, người bệnh tiểu đường có thể sẽ phải đối mặt với các bệnh lý như gút, hay mỡ máu,… Bên cạnh đó, việc chế biến tôm cua đúng cách cũng là vấn đề người bệnh cần lưu ý.
Lạm dụng tôm cua có thể dẫn đến mỡ máu
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng tôm cua như thế nào?
Theo một nghiên cứu tại Anh, việc sử dụng tôm, cua hay các loại hải sản có vỏ thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 lên khoảng 36%. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lại không phải do những thực phẩm này mà là bởi cách chế biến chúng.
Để tăng cường mùi vị, tôm cua thường được chế biến với rất nhiều đường, dầu mỡ, sốt bơ, phô mai hoặc mayonnaise. Chính những phụ gia này lại chứa rất nhiều cholesterol, từ đó làm tăng nguy cơ mắc và khiến bệnh tiểu đường nặng hơn.
Do đó, nếu muốn có được lợi ích tốt nhất từ tôm cua, người bệnh tiểu đường nên sử dụng chúng bằng những cách như:
– Hạn chế tẩm bột, chiên rán nhiều lần.
– Không chế biến với các loại chất béo động vật như: Bơ, mỡ, phô mai,…
– Thay thế đường, muối bằng các loại phụ gia tạo mùi vị từ thực vật như: Đường cỏ ngọt, lá cây nguyệt quế, hương thảo,…
– Nên chế biến dưới dạng thuần túy như: Hấp, luộc,…
– Ăn kèm với các loại rau củ khác để bổ sung thêm chất xơ.
Bên cạnh đó, như đã nói, tôm và cua có hàm lượng đạm khá cao và có thể dẫn đến bệnh gút, do đó bạn cũng chỉ nên sử dụng khoảng 2 lần mỗi tuần. Đồng thời, nếu người bệnh tiểu đường có tiền sử dị ứng với các động vật có vỏ, thì không nên sử dụng tôm cua.
Người bệnh tiểu đường nên chế biến tôm cua bằng cách luộc hoặc hấp
Như vậy, tôm cua vẫn là những thực phẩm tiềm năng với người bệnh tiểu đường khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, với đặc điểm là bệnh lý mãn tính, người bệnh tiểu đường sẽ cần nhiều thứ hơn là việc lựa chọn thực phẩm phù hợp. Vậy, người bệnh sẽ cần phải làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả nhất?
Những cách giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát bệnh hiệu quả
Bên cạnh việc chọn lựa thực phẩm, để kiểm soát bệnh tiểu đường, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh như:
– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và thăm khám định kỳ.
– Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà. Những thời điểm mà người bệnh cần kiểm tra mỗi ngày gồm có: Sau khi thức dậy buổi sáng, trước và sau khi ăn, tối trước khi đi ngủ.
– Thường xuyên vận động thể lực, chơi thể thao để giúp tăng cường sức sức khỏe chung. Người bệnh nên lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng và cần đo đường huyết trước khi tập luyện.
– Không uống rượu bia, hút thuốc lá hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khác.
– Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì nó có thể khiến đường huyết của bạn trở nên bất ổn.
– Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng. Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ chính là sự lựa chọn đầu tay của nhiều người bệnh tiểu đường nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội.
BoniDiabet + là sản phẩm của Mỹ
BoniDiabet + – Giải pháp giúp hạ và ổn định đường huyết hàng đầu hiện nay
BoniDiabet + mang trong mình sự kết hợp hoàn hảo từ hai nhóm thành phần là các loại thảo dược tự nhiên và những dưỡng chất cần thiết với người bệnh tiểu đường như:
– Các loại thảo dược tự nhiên như Mướp đắng, quế, dây thìa canh, lô hội, hạt methi giúp hạ đường huyết, giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
– Các dưỡng chất như: Kẽm, crom, magie, selen là các nguyên tố vi lượng giúp giảm tình trạng đề kháng insulin, tăng cường tác dụng hạ và giữ đường huyết luôn ổn định ở ngưỡng an toàn và ngăn ngừa các biến chứng trên tim mạch và tiểu cầu. Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp ngăn ngừa biến chứng trên mắt và thần kinh.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Những ưu điểm của BoniDiabet +
Bên cạnh công thức ưu việt, BoniDiabet + còn có nhiều ưu điểm khác như:
BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ hiện đại
BoniDiabet + được sản xuất bằng công nghệ siêu nano Microfluidizer. Các thành phần trong sản phẩm được đưa về kích thước dưới 70nm, giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên đến 100%.
Hệ thống nhà máy sản xuất BoniDiabet + đã đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và FDA (Hoa Kỳ).
BoniDiabet + đã được kiểm chứng lâm sàng
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + được công nhận bởi các tổ chức uy tín
BoniDiabet + đã 4 lần nhận được cúp và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng vào các năm 2014; 2017; 2018 và 2021. Để nhận được danh hiệu này, BoniDiabet + đã phải đảm bảo những tiêu chí khắt khe như:
– Chất lượng, hiệu quả, an toàn.
– Rõ ràng về thông tin nguồn gốc xuất xứ, thông tin sản phẩm
– Sở hữu trí tuệ
– Đóng góp ý nghĩa của sản phẩm với cộng đồng.
BoniDiabet + và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”
BoniDiabet + được đánh giá cao bởi người tiêu dùng
Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, ở tại số 401E Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.
Cô Thành chia sẻ: “Cô bị bệnh tiểu đường type 2 cũng được 7, 8 năm nay rồi. Lúc mới phát hiện, chỉ số đường huyết của cô là 7,6 mmol/l và phải uống thuốc tây do bác sĩ chỉ định. Sau 1 tháng, cô đo lại thì đường huyết còn 6.5 mmol/l. Nhưng vài tháng sau, đường huyết của cô lại lên xuống rất thất thường, có lúc lên tới 9,2 mmol/l. Người cô lúc nào cũng thấy uể oải, mệt mỏi, mắt không nhìn rõ. Ăn uống kiêng khem khiến cơ thể cô yếu đi trông thấy, da dẻ sạm đi.”
“Cô biết được thông tin về sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cô mua về dùng thử, sau 1 tháng sử dụng kết hợp với thuốc tây, cô đo lại đường huyết thì còn có 6 mmol/l. Thấy vậy, cô kiên trì dùng tiếp, sau 4 tháng, đường huyết của cô luôn ổn định dưới mức 6 mmol/l nên được bác sĩ giảm liều thuốc tây rồi. Tình trạng tê bì chân tay cũng không còn nữa, cô ăn uống tốt, vận động thường xuyên nên người khỏe mạnh hơn, tinh thần phấn chấn, vui vẻ, tràn đầy sức sống.”
Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đã giúp quý độc giả giải đáp được thắc mắc: “Người bị tiểu đường có ăn được tôm cua không?”. BoniDiabet + là giải pháp giúp hạ, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường một cách toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ có gì đặc biệt?
- Nếu bị sụt cân nhanh, hãy coi chừng bệnh tiểu đường
Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY