Nếu bị sụt cân nhanh, hãy coi chừng bệnh tiểu đường

Nội dung chính

 

   Nếu gần đây, bạn ăn uống bình thường, thậm chí là ăn nhiều hơn so với trước nhưng vẫn bị sụt cân nhanh thì hãy coi chừng. Vì rất có thể, bạn đã bị bệnh tiểu đường – thủ phạm gây tử vọng thứ 3 chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Để hiểu rõ hơn vấn đề này cũng như có giải pháp hiệu quả nhất, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!

 

Sụt cân nhanh, hãy coi chừng bệnh tiểu đường

 

Vì sao bị sụt cân nhanh lại phải nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường?

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose với đặc trưng là lượng đường tăng cao trong máu, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).

   Đường (glucose) là nguyên liệu chính được các tế bào trong cơ thể sử dụng để tạo năng lượng cho các hoạt động của chúng. Bình thường, đường được cung cấp từ thức ăn chúng ta ăn hàng ngày. Chúng được máu vận chuyển đi khắp các cơ quan trong cơ thể, rồi được đưa vào tế bào để sản sinh năng lượng.

   Nhưng với người bệnh tiểu đường, vì glucose không hoặc rất ít được vận chuyển vào tế bào nên tế bào không có nguyên liệu để tạo năng lượng trong khi đó nồng độ đường trong máu tăng cao. Lúc này, để có thể hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng các nguyên liệu khác, đó là “đốt” chất béo và protein. Chất béo và protein bị hao hụt khiến người bệnh bị sụt cân bất thường.

   Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, tp Hồ Chí Minh, sđt: 0909281336 – một bệnh nhân tiểu đường cho biết: “Hồi chưa biết mình bị bệnh tiểu đường, cô thấy người thường xuyên mệt mỏi, khát nước và đi tiểu nhiều. Đặc biệt là cô ăn rất khỏe nhưng lại bị sụt cân nhanh, trong vòng có mấy tháng mà cô bị sụt liên tục 8 kí liền. Đến lúc đi khám, cô mới tá hỏa khi biết mình bị tiểu đường, đường huyết lên đến tận 400 mg/dl thêm cả mỡ máu cao nữa. Ngày đó, cô sốc và lo lắng lắm”.

 

Chia sẻ của cô Bông về bệnh tiểu điểu đường của mình

 

Những nguyên nhân khác gây sụt cân nhanh

  Ngoài tiểu đường thì cũng có nhiều nguyên nhân khác gây sụt cân nhanh như:

– Sụt cân nhanh do bệnh ung thư: Theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ, có khoảng 40% bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư có biểu hiệu sụt cân nhanh và có đến 80% người bị ung thư giai đoạn cuối bị tụt cân và yếu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ hoặc khớp xương không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi vào ban đêm, nổi hạch dưới da…

– Sụt cân nhanh do bệnh lao: Lao là căn bệnh gây ra do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis với những triệu chứng: Ho, đôi khi có đờm hoặc máu; đau tức ngực, mệt mỏi, sụt cân nhanh, sốt và đổ mồ hôi đêm.

– Sụt cân nhanh do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn luồng không khí trong phổi, gây khó thở, ho khạc đờm nhiều. Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ bị sụt cân nhanh, thể trạng gầy yếu.

– Sụt cân nhanh do bệnh cường giáp: Tuyến giáp phụ trách việc sản xuất hormone có chức năng điều chỉnh khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Khi bị cường giáp, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sụt cân nhanh, nhịp tim nhanh và bất thường, bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân đột ngột, thở ngắn, mắt lồi ra, mệt mỏi, choáng váng…

 

Sụt cân nhanh có thể là biểu hiện của COPD

 

Những dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường bạn nên biết

   Ngoài tình trạng sụt cân nhanh, người bệnh tiểu đường còn có thể gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:

Thường xuyên thấy khát nước: Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khát cho dù mới uống nước xong.

– Đi tiểu nhiều: Khi bị tiểu đường, bạn sẽ dễ gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu đêm.

– Thèm đồ ngọt: Cảm giác thèm đồ ngọt là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Họ có xu hướng thích ăn hoa quả ngọt, nước ngọt hay các loại bánh kẹo ngọt.

– Mệt mỏi, uể oải: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sức lao động bị giảm sút cho dù ăn nhiều, uống nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ.

– Thị lực bị kém đi: Mắt mờ hơn, nhìn không rõ mọi vật, cảm giác có khoảng tối trước mặt.

– Có các dấu hiệu ban đầu trên da: Da của người bệnh bị khô, ngứa và dễ bị sạm.

 

Thường xuyên thấy khát nước có thể là biểu hiện bệnh tiểu đường

 

  Vì vậy, khi bị sụt cân nhanh, đặc biệt là khi có thêm các dấu hiệu kể trên thì bạn nên đi khám sớm để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu để đường huyết tăng cao kéo dài, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như mù mắt, suy thận, đột quỵ, nhiễm trùng, có nguy cơ cắt cụt chi…

 

Cách tăng cân cho người bệnh tiểu đường

   Trước hết, bạn cần đặc biệt lưu ý là với bệnh tiểu đường, ăn nhiều không phải là giải pháp để tăng cân nhanh. Bởi nếu ăn không kiểm soát, đặc biệt là ăn nhiều tinh bột và đồ ngọt thì đường huyết dễ tăng cao, bệnh sẽ càng khó kiểm soát. Khi đó, cân nặng của bạn sẽ không những không tăng mà ngày càng giảm.

   Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm để tăng cân khi bị tiểu đường đó là kiểm soát tốt đường huyết của mình, giúp đường trong máu dễ vào được tế bào để làm nguyên liệu tạo năng lượng.

 

Kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp giảm tình trạng sụt cân nhân do tiểu đường

 

   Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ăn kiêng hợp lý, không kiêng khem một cách quá mức cũng là điều quan trọng cần được lưu ý. Bởi nếu ăn kiêng quá mức, bạn rất dễ gặp tình trạng tụt đường huyết đột ngột, nồng độ đường trong máu hạ quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl). Điều này cũng rất nguy hiểm khi nó gây chóng mặt, đau đầu, tăng nhịp tim, vã mồ hôi, có thể có nặng ngực, đau thắt ngực, thậm chí là tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

 

Làm sao để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường?

   Để kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, bạn cần kết hợp đồng thời các biện pháp sau đây:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

   Tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ kê các loại và mức liều thuốc điều trị tiểu đường khác nhau. Nhiệm vụ của bạn đó là uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ và cần lưu ý:

– Không tự ý bỏ hay giảm liều thuốc tây.

– Không vì nóng vội muốn hạ nhanh đường huyết mà tự ý tăng liều thuốc tây.

– Không tự ý đổi thuốc điều trị tiểu đường.

– Khi sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh khác, hãy báo với bác sĩ để tránh tương tác thuốc khi sử dụng.

 

Người bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ

 

Thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học

   Người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học hàng ngày, cụ thể:

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý:

+ Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Nếu như người bình thường ăn thành 3 bữa thì người bệnh tiểu đường nên chia thành 6 bữa ăn với 3 bữa chính và 3 bữa phụ sao cho đường huyết không tăng quá nhiều sau khi ăn và không bị tụt quá mức khi xa bữa ăn.

+ Ăn đầy đủ dinh dưỡng: Trong các bữa ăn chính, người bệnh tiểu đường cần phân chia bữa ăn sao cho đầy đủ các chất dinh dưỡng (đường, lipid, protein, vitamin, khoáng,…).

+ Hạn chế các thực phẩm nhiều đường và tinh bột gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng, hoa quả sấy khô, mứt hoa quả, nước ngọt…

+ Tăng cường ăn các loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường như bông cải xanh, cà chua, bắp cải, cà rốt, măng tây, rau diếp cá, cà tím, cần tây…

– Tập thể dục đều đặn hàng ngày: duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu bạn có thể trạng thừa cân, béo phì; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

 

Người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

 

Bổ sung các sản phẩm chứa nguyên tố vi lượng và thảo dược

   Trước tỷ lệ mắc rất cao và sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường, các nhà khoa học trên thế giới vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt căn bệnh này. Rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra và chứng minh vai trò của các nguyên tố vi lượng như kẽm, chrom, selen, magie và các thảo dược như hạt methi, dây thìa canh trong việc hạ và ổn định lượng đường trong máu.

   Như cô Bông, sđt: 0909281336, một bệnh nhân tiểu đường sau khi dùng BoniDiabet + của Mỹ có đầy đủ các thành phần kể trên và nhiều vi chất quý khác thì giờ đã kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình. Cô Bông cho biết: “Cô dùng đều đặn BoniDiabet + 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 1 tháng, đường huyết từ gần 400 mg/dl đã về chỉ còn 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh quẩn 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi, không lên cao quá mà không xuống thấp quá, rất ổn định. Da cô hồng hào trở lại, cân nặng cũng ổn định, người khỏe lắm rồi”.

 

Dùng BoniDiabet + của Mỹ, bệnh tiểu đường của cô Bông đã được kiểm soát tốt

 

   Như vậy, để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh thì bộ ba giải pháp dành cho bạn chính là sử dụng đều đặn thuốc tây theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn kiêng và tập thể dục đều đặn và kết hợp thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Sau đây sẽ là những thông tin về BoniDiabet + để bạn có cái nhìn chính xác hơn về sản phẩm này, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

 

BoniDiabet + – Giải pháp tối ưu dành cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất hiện nay có sự kết hợp giữa các nguyên tố vi lượng (kẽm, chrom, selen, magie, các thảo dược tự nhiên (hạt methi, dây thìa canh, quế, lô hội) và các chất khác như acid alpha lipoic, acid folic.

Trong đó, bổ sung đủ các nguyên tố vi lượng có trong BoniDiabet + sẽ giúp:

– Tăng độ nhạy của tế bào với insulin

– Tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen tại gan và cơ.

– Magie tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng, đóng vai quan trọng trong tổng hợp lipid và protein.

   Còn các thảo dược trong BoniDiabet + sẽ giúp hạ đường huyết hiệu quả. Thành phần acid alpha lipoic sẽ giúp bảo vệ các vi mạch ở cầu thận, đáy mắt, giúp phòng ngừa biến chứng trên thận, mắt, thần kinh. Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

   Với các thành phần trên, BoniDiabet + là lựa chọn hoàn hảo, an toàn cho người bệnh tiểu đường với các tác dụng:

– Hạ đường huyết, đưa đường huyết về an toàn.

– Ổn định đường huyết, đưa chỉ số HbA1C về an toàn.

– Cải thiện và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, BoniDiabet + từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ. Đồng thời, sản phẩm không gây tương tác với thuốc tây, vậy nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cùng thuốc tây điều trị tiểu đường hoặc các thuốc khác. 

 

Các thành phần tạo nên công dụng tuyệt vời của BoniDiabet +

 

   Liều dùng: 4-6 viên/ngày chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.

   Giá bán:

– 1 lọ BoniDiabet + 30 viên có giá 230.000 vnđ.

– 1 lọ BoniDiabet + 60 viên có giá 405.000 vnđ.

    Đến đây, hi vọng bạn đã có sự cảnh giác hơn khi gặp hiện tượng sụt cân nhanh vì nó là một dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường. Nếu không may mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi chỉ cần áp dụng 3 phương pháp đó là sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, ăn uống tập luyện khoa học và sử dụng BoniDiabet + hàng ngày, bệnh sẽ được kiểm soát tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

    Đặt câu hỏi cho chuyên gia




    230.000405.000

      Đặt hàng online





      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

      Báo chí nói về chúng tôi

      ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
      Hotline: 1800 1044
      tích điểm nhân quà